"TĂNG SAN BỐC DỊCH" - Những Tri Thức Chuyên Sâu Về Thuật Chiêm Bốc Có Thể Bạn Chưa Biết

Nội dung cuốn sách “Tăng san bốc dịch” có kèm thêm lời bàn của Dã Hạc lão nhân, cùng Lý Văn Huy, Lý Ngã Bình, trên cơ sở tôn trọng di bút của tiền nhân để những giá trị văn hoá truyền thống trong tác phẩm có thể được phát huy một cách trọn vẹn.
Review sách • 12/12/2019
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Tăng san bốc dịch bắt nguồn từ đâu?

Kinh dịch là một trước tác ghi chép về  chiêm bốc ra đời từ thời cổ đại. Đên đời Hán, Kinh Phòng đã nghiên cứu lẽ huyền vi của Dịch để sáng tạo ra phép xem quẻ lục hào nạp giáp, thay thế phép bói cỏ thi bằng phép gieo quẻ tiền đồng giản tiện hơn, xác lập nên phương pháp xem quẻ lục hào nạp giáp dựa trên cơ sở cúa sáu mươi tư quẻ "Kinh Dịch", và đã trở thành phương pháp chiêm bốc phổ biến nhât từ thời Hán trở về sau. Phương pháp này còn được gọi tắt là "nạp giáp", "quẻ sáu hào” .

>>>>ĐỌC NGAY: A-Z KIẾN THỨC PHONG THỦY TRONG NỘI THẤT MANG LẠI THỊNH VƯỢNG

 Cuốn sách Tăng San Bốc Dịch - Dã Hạc Lão Nhân

 

Quẻ lục hào nạp giáp sau khi sắp xong, sẽ an mười hai chi (nạp chi) vào trong quẻ, rồi căn cứ vào tính chất âm dương của tám quẻ để tiếp tục an mười thiên can vào trong các hào quẻ. Về sau, thông qua quá trình vận dụng và giản hoá của các thê hệ người đoán quẻ, mà người ta không còn an mười thiên can (nạp giáp) vào trong quẻ nữa. Như vậy, phép sắp quẻ được sử dụng phổ biến hiện nay thực chất là phép "nạp chi" chứ không phải là "nạp giáp".

Phép nạp giáp là phối sáu mươi hoa giáp với tượng quẻ, chủ yếu được sử dụng trong suy đoán âm trạch, cũng có thể căn cứ vào nạp âm sáu mươi hoa giáp để đoán về thời điểm ứng nghiệm cụ thể. Các hào quẻ trong "Tăng san bốc dịch" đều sử dụng phép nạp chi, chứ chưa áp dụng phép nạp giáp.

Các phương pháp tăng san bốc dịch được giới thiệu trong cuốn sách

Sau khi Kinh Phòng sáng tạo nên phép xem quẻ lục hào nạp giáp, một loạt các tác phẩm bàn về phương pháp bốc dịch này đã nối nhau ra đời, tiêu biểu nhất có "Hoả châu lâm", "Đoán Dịch thiên cơ", "Đoán Dịch thần thông", "Đoán Dịch kim. giám", "Bốc phệ toàn thư", "Bốc phệ đại toàn", "Bốc phệ nguyên quy”, "Xiên áo ca chương", "Dịch ẩn", "Dịch mạo", "Dịch lâm bô di", "Hải đê nhãn", "Thiên nguyên phú", "Hoàng kim sách”. Sau "Tăng san bốc dịch", còn có tác phẩm "Bôc phệ chính tông" cũng rất nổi tiếng.

"Tăng san bốc dịch" có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất vào cuối đời Thanh, tác phẩm này lấy "Hoàng kim sách" làm bản nền, tham khảo các sách cùng thể loại khác, đối chiếu với những chiêm nghiệm thực tế của Dã Hạc lão nhân trong hơn bốn mươi năm để để tiến hành tăng (thêm), san (cắt bớt) mà biên soạn thành. Đặc trưng của cuốn sách này là "bỏ phần quái thân, thế thân, tinh sát bản mệnh, khiến người đọc không phải phân tâm".

Một đặc điểm nữa của cuốn sách này là phân loại tường tận, chi tiết, kèm theo rất nhiều tượng quẻ cụ thể làm ví dụ, khiến cho người học dê hiểu, dễ nắm bắt, dễ vận dụng. Nội dung cuốn sách mang tính thực dụng cao, không câu nệ theo lôi cũ, không phóng đại qúa mức tác dụng của chiêm bốc, không dùng từ ngữ sáo rỗng hay lối trình bày lập lời không rõ ràng, tránh được rất nhiều.

 

 

Điểm tiêu cực của thể loại sách bốc dịch. Về cách thức xem quẻ, cuốn sách còn có một đặc điểm là chủ trương quẻ có thể xem nhiều lần. Xem một lần chưa rõ có thể xem lại quẻ khác cho đến khi kết quả hiện rõ. Cách thức này tuy vẫn còn gây nhiều tranh luận, nhưng đây thực sự là một điểm độc đáo của Dã Hạc lão nhân, đặc biệt có ích cho người mới học hay tự học.

Tác phẩm "Tăng san bốc dịch" là bản in thạch bản vào năm Canh niên hiệu Khang Hy thứ 29 (năm 1690), đồng thời có tham khảo, đối chiếu với nhiều văn bản “Tăng san bốc dịch khác” nhằm hạn chế và khắc phục tối đa những sai sót, thiếu hụt về mặt văn bản.

 

 

Đọc cuốn sách Tăng san bốc dịch bản mới nhất - sự lắng đọng về tri thức phong thủy

Người góp công chủ yếu trong việc biên soạn và chỉnh lý cuốn sách Tăng san bốc dịch chính là Lý Văn Huy, hiệu Giác Tử, người Hồ Nam. Ông đã căn cư vào các trước tác bốc Dịch trước đó, đặc biệt là "Hoàng kim sách", kết hợp vởi kinh nghiệm chiêm đoan của Dã Hạc lão nhân do Lý Thản (Ngã Bình) cung cấp, và chiêm nghiệm củ’ chính bản thân Lý Văn Huy, để tiên hành tăng (thêm), san (căt bỏ) mà biên soạn nên cuốn sách này, sau khi thông qua sự giám định của Lý Ngã Bình, đã được khấc in lưu hành.

Bởi vậy, sở dĩ cuốn sách vẫn đề tên tác giả là Dã Hạc Lão Nhân, là nhằm biểu thị thái độ kính trọng của Lý Văn Huy và Lý Ngã Bình đối với tiền nhân. Để học giả hiểu rõ tác giả đã tiến hành thêm bớt ra sao, chúng tôi sẽ trích dẫn những đoạn nguyên văn trong "Hoàng kim sách" cùng "Dịch mạo", "Dịch lâm bổ di", để độc giả tiện đôi chiếu, đồng thời mở rộng tầm kiến thức, nâng cao năng lực suy đoán cho người học.

 

Nội dung cuốn sách “Tăng san bốc dịch” có kèm thêm lời bàn của Dã Hạc lão nhân, cùng Lý Văn Huy, Lý Ngã Bình, trên cơ sở tôn trọng di bút của tiền nhân. Bên cạnh đó, do đây là một trước tác ra đời vào thời cổ, nèn không tránh khỏi những chỗ trúc trắc, khó hiểu đối với người đọc hiện đại. Để những giá trị văn hoá truyền thống trong tác phẩm có thể được phát huy một cách trọn vẹn, bậc thầy nghiên cứu Chu Dịch Hàn Thiếu Thanh đã tiến hành chú thích, bình luận, nhằm tạo thành chiếc cầu nối giúp bạn đọc có thể tiếp xúc dễ dàng hơn với các kiến thức Dịch học trong cuốn sách.

 

 
Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ