Ngọc Quản Chiếu Thần Cục - Cuốn Sách Kinh Điển Về Tướng Thuật

Ngọc Quản Chiếu Thần Cục - Cuốn Sách Kinh Điển Về Tướng Thuật
Review sách • 17/09/2020
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Nhắc đến tướng thuật, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến câu nói “tướng do tâm sinh” được lưu truyền rộng khắp trong xã hội Trung Quốc, hoặc trong đầu sẽ nghĩ đến những nhà tướng thuật có thần sắc quái dị, cho rằng tướng học là một văn hóa thần bí, mê tín. Nhưng không thể phủ nhận rằng văn hóa tướng thuật đã được coi trọng trong xã hội Trung Quốc cổ đại, trên có đế vương, dưới có muôn dân, việc lớn thì chọn hiền tài, việc nhỏ thì chọn bạn, tất cả mọi tầng lớp đều lấy tướng thuật làm tiêu chuẩn.

Như vậy tướng thuật tại sao lại có sinh mệnh vĩ đại như vậy? Căn cứ phán đoán của tướng thuật có chính xác hay không? Tại sao mọi người tin rằng vận mệnh của mình có quan hệ mật thiết tới tướng mạo? Những lời nói của các thuật sỹ nơi đầu đường tại sao lại được mọi người coi là kim chỉ nam của vận mệnh? Lời nói của các nhà tướng thuật là thật hay giả?

Trên thực tế trong xã hội cổ đại của Trung Quốc, tướng thuật là một học vấn tuyển chọn bạn và tuyển chọn nhân tài dựa trên cơ sở kinh nghiệm và thống kê. Người cổ đại không có lý luận quản lý nhân tài phức tạp, người xưa không ngừng tích lũy, tổng kết, truyền lại kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, cuối cùng hình thành nhiều cách quan sát người và khái quát thành những quy luật “tướng do tâm sinh”. Những luận thuật huyền diệu này trên thực tế không phải là hoàn toàn sai lầm, để ý một chút chúng ta có thể phát hiện ra từ cuộc sống thường ngày: Tính cách, tâm thái, thiện ác của một người có thể quan sát ra từ mặt hay thần thái của người đó. Đây chính là ứng nghiệm tốt nhất của “tướng do tâm sinh”. Nội tâm tàn bạo bất luận là tướng mạo đẹp thế nào cũng không thể che dấu được sự tàn bạo trong ngôn hạnh và cử chỉ, ngược lại, người có tấm lòng rộng mở dù có diện mạo xấu như thế nào cũng có thể truyền tải sự lương thiện qua vẻ mặt bề ngoài. 

Tương truyền rằng nhà chính trị đời Đường là Bùi Độ lúc nhỏ có hoàn cảnh khốn khó. Một ngày, Bùi Độ đi trên đường thì gặp thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư Nhất Hạnh nhìn thấy mặt của Bùi Độ, phát hiện vân pháp lệnh kéo dài đến miệng, sợ rằng có họa chết đói. Do đố, thiền sư khuyên Bùi Độ cần nỗ lực tu dưỡng bản thân và nâng cao khả năng ứng biến. Bùi Độ nghe theo lời khuyên của thiền sư. Về sau, Bùi Độ lại gặp thiền sư Nhất Hạnh, thiền sư nhìn thấy mắt của Bùi Độ sáng trong, tướng mặt hoàn toàn thay đổi, liền nói với ông rằng nhất định có phúc khí làm tể tướng. Người xưa thông qua câu chuyện này để nói với mọi người: Tướng là do tâm sinh ra, mệnh có thể truyền tải tâm. Bò ác hướng thiện mới thực sự hiểu về tướng thuật.

Xã hội hiện đại với nhiều sự thay đổi thì trí tuệ tướng thuật của người xưa cũng phát huy tác dụng hiện thực rất lớn. Mọi người thường nói “biết người biết mặt mà khó biết lòng”, bởi vậy, muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và giao tiếp với đủ loại người thì đừng ngần ngại kết hợp tướng mạo và tướng tâm, lợi dụng trí tuệ tướng thuật để nâng cao khả năng quan sát của mình, cải thiện quan hệ giao tiếp. Cuốn “Ngọc Quản Chiếu Thần Cục” chính là một trong hai tác phẩm kinh điển nhất, phản ánh trí tuệ của tướng thuật.

“Ngọc Quản Chiếu Thần Cục” ban đầu được ghi chép vào “Tống sử - Nghệ văn chí”, “Kinh tập chí”, sau được “Vĩnh Lạc đại điển” ghi lại. Đến thời vua Càn Long, khi vua ra lệnh cho biên soạn “Tứ khố toàn thư - Tử bộ - Thuật số loại” thì các soạn giả chỉ ghi chép lại bốn quyển sách tướng, trong đó có “Ngọc Quản Chiếu Thần Cục”. Chính vì vậy, cuốn sách lưu giữ nhiều tư liệu tướng pháp phong phú, cũng là tác phẩm tham khảo mà các nhà nghiên cứu tướng thuật cần phải tham cứu.

Lấy “Ngọc Quản Chiếu Thần Cục” làm gốc, bằng phương pháp biên tập hiện đại, kết hợp với đồ hình giải thích, qua đó tiến hành phân tích và tường giải những kiến thức một cách sinh động, cuốn sách chắc chắn sẽ giúp độc giả cảm thấy hứng thú hơn trên con đường khám phá bộ môn tướng thuật.

Cuốn sách được trình bày thành 4 phần cụ thể như sau:

Phần hướng dẫn đọc: Giúp người đọc hiểu về văn hóa tướng thuật, người viết đã hiệu chú thêm phần hướng dẫn đọc vào trước nguyên văn để giới thiệu phát triển lịch sử của văn hóa tướng thuật, các môn phái, khái niệm quan trọng, có thể để người đọc tham khảo và biết được những kiến thức cũng như quá trình hình thành bộ môn nhân tướng học.

Nguyên văn: Cuốn sách này lấy từ bản thuộc Văn Uyên các trong “Tứ khố toàn thư” biên soạn đời Thanh làm gốc, tiến hành tuyển chọn, biên tập tỉ mỉ. Căn cứ vào nội dung của nguyên văn tiến hành phân đoạn, phân phần hợp lý, trên cơ sở tôn trọng bản gốc, giúp người đọc nắm bắt được hệ thống.

Thích nghĩa: Dùng văn hiện đại tiến hành dịch và giải thích nội dung nguyên văn để người đọc hiểu tường tận nguyên văn.

Đồ giải: Dùng phương pháp biên tập hiện đại bằng hình đồ giải thích, hơn 100 đồ hình và biểu đồ tiến hành phân tích sinh động đối với những văn tự khó hiểu, giúp người đọc trải nghiệm phương pháp đọc văn tự cổ hoàn toàn mới.

 

Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ