Hiệp Kỷ Biện Phương Thư - Tác Phẩm Lớn Về Trạch Cát Của Trung Hoa

Hiệp Kỷ Biện Phương Thư - Tác Phẩm Lớn Về Trạch Cát Của Trung Hoa
Review sách • 15/09/2020
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 

Từ xưa tới nay, trước những bất định của thiên nhiên cũng như xã hội khiến con người luôn cảm thấy nhỏ bé và có một ước muốn "cầu lành, tránh dữ". Đó là một nhu cầu chính đáng và loài người luôn cố gắng tìm ra mọi phương pháp để đạt tới mục đích đó. Ấn hành Hiệp kỷ biện phương thư nhằm viết lại từ lịch sử hình thành và phát triển của thuật trạch cát, giữ lại những gì chính thống, gạt bỏ những gì ngụy tạo, lộng ngôn.

Nguồn gốc ra đời của “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư”

Hiệp kỷ biện phương thư được các nhà trạch nhật tin dùng, được các nhà nghiên cứu đánh giá là có khối lượng đồ sộ, nội dung phong phú, lý luận chặt chẽ và có nhiều quan điểm đáng phải nghiên cứu. Trên thực tế thì tất cả các lịch trạch cát từ thời Càn Long (được gọi tên là Hoàng lịch), đến thời Trung hoa dân quốc (với tên sách là Trung quốc dân lịch, Bảo tụ lâu) và cả đến hiện nay (ở Đài Loan và Hồng Công hàng năm cũng có ít nhất 4, 5 loại lịch trạch cát với tên gọi khác nhau), phần trạch nhật vẫn lấy Hiệp kỷ biện phương thư làm gốc, có bổ sung ít nhiều. Như vậy Hiệp kỷ biện phương thư là bộ sách kinh điển về trạch nhật.

Thuật trạch cát là gì?

 

Thuật trạch cát là một hệ thống phức tạp, có thể nói là hỗn tạp vì nó được hợp thành từ nhiều nguồn, được xây dựng bởi nhiều nhà, tạo thành nhiều phái nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Càng về sau, nhất là khi xã hội có những biến động, con người không nắm được tương lai, không dự đoán được kết quả công việc của mình định làm gì thì giới giang hồ thuật sĩ lợi dụng tâm lý lo sợ đó mà ngụy tạo, thêm vào nhiều thần sát, còn những con buôn thì lại cho in ra các loại lịch vạn sự trong đó chứa nhiều điều không có căn cứ, thậm chí rất vô lý.

Vua Càn Long trước tình hình đó đã ra lệnh cho một số học sĩ giỏi về lĩnh vực này, đứng đầu là nhà thiên văn học Mai Cốc Thành đứng ra soạn bộ “Hiệp kỷ biện phương thư”, sách soạn xong được dâng lên vua Càn Long thẩm định, vì vậy còn có tên gọi là “Khâm định biện phương thư”. Cho đến nay, bộ sách này vẫn được đánh giá là đầy đủ nhất và có giá trị nhất về thuận trạch cát, không chỉ bởi khối lượng đồ sộ mà còn bởi nội dung phong phú, trong đó các tác giả đã dành một phần thích đáng để trình bày cơ sở lí luận, sau đó mới trình bày nguồn gốc, tính chất và quy luật vận động của từng thần sát, đồng thời đã phê phán những quan điểm thiếu căn cứ, sai lầm của những tác giả trước đó, đặc biệt đã dành hẳn một quyển để phê phán kịch liệt những ngụy tạo của giới giang hồ thuật sĩ.

Sách Hiệp kỷ biện phương thư 

“Hiệp kỷ biện phương thư” là một tác phẩm đồ sộ về thuật cát trạch của Trung Quốc cổ đại, có nội dung hoàn thiện nhất, hệ thống lý luận chặt chẽ nhất, bàn luận và giải thích tường tận nhất, các quan điểm nêu ra có giá trị cao nhất. Tác phẩm này do vua Càn Long lệnh cho Trang Thân Vương Doãn Lộc và Mai Giác Thành, Hà Quốc Tông biên soạn. Từ khi ra đời, tác phẩm này đã có ảnh hưởng rộng lớn và có mối liên hệ khăng khít với mọi hoạt động của đời sống thường ngày như ăn mặc, ở, đi lại, có tính ứng dụng cao. Những trước tác về trạch cát khác, ví dụ như: “Tăng bổ vạn toàn ngọc hạp ký”, “Trạch cát hội yếu”, “Tông chính tịch mậu”… đều chỉ là một bộ phận của “Hiệp kỷ biện phương thư”.

 

Với mục đích bảo tồn và chỉnh lý những bộ kinh điển trong “Tứ khố toàn thư”, các tác giả đã lấy bản “Hiệp kỷ biện phương thư” đầy đủ gồm 36 quyển được bảo tồn trong Văn Uyên các làm bản nền, tiến hành biên tập lại nguyên tác theo hình thức hiện đại, soạn thành bộ sách “Đồ giải Hiệp kỷ biện phương thư” gồm 3 tập:

 

Tập 1: Thần sát cát hung

 

Tập 2: Dụng sự hỷ kỵ

 

Tập 3. Trạch cát yếu pháp

 

Cuốn sách đưa ra một phương pháp biên tập mới là giải thích bằng hệ thống hình minh họa trực quan, sinh động, với vài trăm bức tranh và bảng biểu để diễn giải cho những kiến thức trừu tượng, phức tạp trong nguyên văn, đem lại cho độc giả những ấn tượng mới mẻ về cuốn sách.

 

Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ