Cổ nhân có câu “Trông mặt mà bắt hình dong”. Tướng mạo và thần thái con người có phần nào ảnh hưởng đến bước đường nhân sinh của chúng ta. Ngoại hình mỗi con người không phải chỉ đề cập đến việc đẹp hay xấu, mà là một chỉnh thể được hợp thành từ rất nhiều chi tiết trên cơ thể, bao gồm cả ngũ quan, thân hình, khí sắc. Mỗi chi tiết này tựa như một mật mã, có thể giúp chúng ta đưa ra những dự đoán về vận mệnh. Liễu Trang Thần Tướng tiếp nhận những tinh hoa về lí luận tướng thuật của những người đi trước đồng thời nêu ra nhiều kiến giải độc đáo, mở đầu cho các lí luận chuyên bàn về tướng mạo của phụ nữ, trong lịch sử tướng thuật, có địa vị sánh ngang với Ma Y thần tướng.
Cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo thú vị dành cho những độc giả yêu thích tìm hiểu về tướng thuật và các lĩnh vực có liên quan.
Tứ khố toàn thư là bách khoa lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nó được Hoàng đế Càn Long nhà Thanh giao cho 361 học giả, đứng đầu là Kỉ Quân và Lục Tích Hùng, biên soạn trong khoảng thời gian từ 1773 đến 1782, nó đã trải qua vô vàn sóng gió cùng với máu tanh vì trong thời gian này chế độ vua chúa nhà Thanh bớ gắt gao những người có tư tưởng phản Thanh phục Minh dù là trong thơ ca. Với 4 phần lớn là Kinh (經), Sử (史), Tử (子), Tập (集), Tứ khố toàn thư đã tập hợp trên 10.000 bản thảo từ các bộ sưu tập của những triều đại phong kiến Trung Quốc (kể cả 3.000 bản thảo bị đốt vì nghi có tư tưởng chống Thanh) thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, triết học và văn học nghệ thuật. Tổng cộng bộ sách này có 79.897 phần[2] nằm trong 36.381 quyển, 2,3 triệu trang sách và khoảng 800 triệu chữ.[3][4][5]
Có 16 người được giao chịu trách nhiệm chính để biên soạn Tứ khố toàn thư. Ngoài ra còn có 60 quan lại và những nhân vật trí thức tiên tiến cùng tham gia: Chất Trang Thân vương Vĩnh Dung, Đại học sĩ Lưu Thống Huân, Vũ Mẫn. Sau 15 năm trời, bộ Tứ khố toàn thư được chép xong, đến năm 1793 công việc biên soạn mới hoàn toàn kết thúc. Tứ khố toàn thư được chia làm ba loại: sao chép, khắc in và tồn mục. "Tồn mục" là những sách mà vua Càn Long cho là xúc phạm đến triều đình Mãn Thanh, bất lợi cho sự thống trị của triều đình, chỉ được giữ lại tên sách trong "Tứ khố toàn thư". "Tứ khố toàn thư" được chép làm 7 bản chính, mỗi bản gồm 36.275 quyển, được cất giữ tại Văn Hàm Các, Văn Nguyên Các, Văn Tố Các, Văn Lan Các. Một bản dự trữ được cất tại Hàn Lâm viện tại Bắc Kinh. Ngày nay, chỉ còn bản được lưu trữ tại Văn Tân Các ở Sơn trang nghỉ mát của vua Càn Long còn nguyên vẹn.
Hoàng đế Càn Long hạ lệnh làm thành bảy bản sao của Tứ khố toàn thư. Bốn bản đầu tiên là cho Hoàng đế và được giữ ở phía bắc. Hoàng đế Càn Long xây dựng những thư viện đặc biệt cho họ. Các bản sao được đặt tại Tử Cấm Thành, Vườn Viên Minh, Thẩm Dương và Thừa Đức. Ba bản còn lại được gửi về phía nam. Chúng được gửi vào các thư viện trong các thành phố Hàng Châu, Trấn Giang và Dương Châu.[6] Tất cả bảy thư viện cũng nhận được bản sao của bách khoa toàn thư hoàng gia năm 1725 Cổ kim đồ thư tập thành.
Bản sao lưu giữ trong Vườn Viên Minh đã bị phá hủy trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2 vào năm 1860. Trong cuộc chiến với quân Anh và Pháp, bản sao Cung điện Mùa hè cũ đã bị đốt cháy. Hai bản sao lưu giữ ở Trấn Giang và Dương Châu đã hoàn toàn bị phá hủy trong khi bản sao lưu giữ tại Hàng Châu chỉ khoảng 70 đến 80 phần trăm bị phá hủy, trong cuộc nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc. Bốn bản còn lại bị một số thiệt hại trong chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 2. Ngày nay, những bản sao này có thể được đặt tại Thư viện Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc, Thư viện Cam Túc ở Lan Châu và Thư viện Chiết Giang ở Hàng Châu.
"Liễu Trang Thần Tướng" là một trước tác về tướng thuật được ghi chép trong "Tứ Khố Toàn Thư". Tướng pháp của "Liễu Trang Thần Tướng" do Viên Củng đời Minh (hiệu là Liễu Trang cư sĩ) viết trên cơ sở chọn lựa tinh hoa tướng thuật của những người đi trước và thêm vào đó nhiều kiến giải có tính mới lạ, độc đáo của bản thân.
Sách “Liễu Trang thần tướng” không chỉ truyền thừa bộ phận tinh hoa về lý luận tướng thuật của những người đi trước, mà còn đưa ra nhiều kiến giải độc đáo và mở ra trào lưu nghiên cứu về tướng thuật nữ giới, được coi là trước tác sánh ngang hàng với “Ma Y thần tướng” và “Thần tướng toàn biên”. Hơn nữa, tướng pháp của Liễu Trang rất linh nghiệm, được đông đảo mọi người tán dương, vì thế cuốn sách đã trở thành kinh điển tướng học được hoàng đế Càn Long đích thân biên tập, được ghi lại trong cuốn “Tứ khố toàn thư”.
Để tìm hiểu bộ phận di sản văn hóa quý báu của người Trung Quốc, cũng để giúp cho độc giả mở mang sự kì diệu của tướng thuật thần bí, khiến cho mỗi người có thể tìm hiểu và nắm bắt về những ghi chép mật mã qua sự quan sát vận mệnh đời người một cách dễ dàng, cuốn sách đã dùng phương pháp đồ giải mới để diễn giải nội dung cuốn “Liễu Trang thần tướng”. Về mặt nội dung, dựa trên nội dung nguyên bản của cuốn sách, soạn giả đã biên soạn lại bằng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu hơn, bên cạnh đó là những hình ảnh minh họa cụ thể giúp người đọc có thể vừa đọc, vừa mục sở thị những kiến thức đó bằng hình ảnh.
Hy vọng rằng, cuốn “Liễu Trang thần tướng” có thể trở thành nền tảng kiến thức cơ bản để những người yêu thích tướng thuật có thể tiếp cận với tinh hoa văn hóa Trung Quốc, có thể xem xét toàn bộ diện mạo con người, nắm bắt được đạo lý huyền diệu về vận mệnh của bản thân, dự đoán vận mệnh của người khác, khiến cho mỗi một lần “vừa gặp mặt” đều có thể tìm được lời chỉ dẫn đến con đường thành công cho đối phương và cũng cho chính mình.
Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam
Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông
Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.