Nếu Tìm Hiểu Về Phong Thủy Mà Không Đọc 4 Cuốn Sách Này Thì Chưa Phải Là Người Yêu Phong Thủy

"Phong Thủy Địa Lý Tả Ao" - Bộ sách gối đầu của những người yêu phong thủy
Review sách • 09/09/2020
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 

Địa lý đóng vai trò như thế nào trong đời sống?

Khoa Địa lý của Trung Hoa xưa kia, là khoa phối hợp thuyết âm dương, ngũ hành với sự quan sát cách thế, hình thể của các mạch đất cùng lối đi của sông, ngòi, suối, lạch mà tìm ra nơi có chứa tụ khí mạch của đất, dùng nơi đó làm đầu kết.

Địa Lý có thể làm thay đổi vận mạng của con người (Ảnh minh họa)

Họ quan niệm rằng - nơi có đất kết, có thể chôn xương người chết nếu là kết âm phần. Có thể làm nhà, đình chùa, lập Doanh trại, Thị trấn, Đô thị lên trên nếu là đất kết dương cơ, để người sống được hưởng sự thịnh vượng, phát đạt do tú khí của vùng đất đó.

Ông cha ta xưa có câu: "Sống về mồ về mả chứ không ai sống về cả bát cơm", đã chứng minh sự quan trọng của khoa Địa lý với con người Việt Nam.

Khoa Địa lý dù có một huyền thoại vàng son như vậy, tiếc thay đến nay đã gần như thất truyền, vì phép địa lý chính tông đã bị những man sư và man thư làm cho sai lạc đi nhiêu. Lý do cho sự sa sút của khoa này trước tiên là bởi người xưa thấy phép làm cho đất có thể thay đổi được hạnh phúc của cả một dòng họ thì cho là quý và giữ bí truyền. Có một số dòng họ nắm nghề địa lý thậm chí chỉ truyền lại cho 1-2 người mỗi đời. Điều này cùng với cả sự ngu tối của truyền nhân làm cho nghề mỗi ngày một mai một đi. Trong khi đó thì những kiến thức không có căn bản lại được một số người đem thêu dệt cho văn vẻ một cách bừa bãi, để làm tài liệu cho những người tò mò và hiếu kỳ. Khoa Địa lý vì thế mà dần mất đi vị thế của mình.

Ở VN còn sót lại một thiểu số thầy địa lý giỏi – phải mất gần một đời người khổ công nghiên cứu các thầy mới nhận ra thế nào là Địa lý chính tông và thế nào là man thư. Tất cả các vị này đều có cùng một nhận định rằng “Chỉ có sách Địa lý của cụ Tả Ao là giản dị và đúng nhất. Nhưng tiếc thay sách này thất truyền từ lâu". các cụ cũng khuyên rằng: "Ngày nay muốn học Địa lý cho giỏi trước tiên phải kiếm cho được sách của cụ Tả Ao để có vốn chính tông căn bản, rồi thực hành cho vững chắc, sau mới có thể xem các sách Địa lý của Trung Hoa mà bổ túc thêm sẽ có kết quả”.

>>>>THAM KHẢO NGAY: NHẬP MÔN PHONG THỦY CƠ BẢN | SÁCH PHONG THỦY HAY, DỄ ĐỌC

Vậy Cụ Tả Ao là ai mà lại được người đời sau tôn sùng như vậy?

Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa lý của Việt Nam (Ảnh minh họa)

Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa lý - là người Việt Nam đầu tiên học được khoa Địa lý Chính tông ở Trung Quốc, và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Tên cụ là Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Cụ sinh vào thời Vua Lê Chúa Trịnh. Nhà nghèo, cha mất từ hồi còn nhỏ, mẹ lòa. Cụ là người con có hiếu, thấy mẹ mù lòa nên lúc nào cụ cũng buồn rầu, luôn luôn cầu mong sớm tìm được thầy thuốc hay, chữa cho mẹ khỏi.

May thay gần nơi cụ ở có một thầy thuốc người Tàu chữa mắt rất giỏi, nhưng ngặt nỗi nhà nghèo không thể theo đuổi được việc thuốc thang. Cụ nhất quyết xin phép mẹ đến giúp việc cho thầy chữa mắt này để học nghề và tìm cách chữa cho mẹ.

Sau hai năm kiên trì làm việc để chờ thầy truyền nghề, Cụ được vị thầy thuốc này nhận xét là người có cơ trí, Đức hạnh nên truyền cho ít phép chữa bí truyền. Tuy chưa phải là hoàn toàn giỏi nhưng liệu sức có thể chữa cho mẹ khỏi nên Cụ xin phép về săn sóc cho bệnh trạng cùa mẹ. Sau một thời gian chữa cho mẹ được khỏi lòa, Cụ trở lại chỗ thầy cũ tiếp tục học nghề và theo thầy về Tàu để phụ giúp. Khi ông thầy già yếu thấy cụ quán xuyến được mọi khách hàng cho mình, liền đem nốt kinh nghiệm bí truyền dạy Cụ.

Gần đó có một thầy Địa lý chính tông nhà giàu bị đau mắt không nhìn thấy gì, nhờ Cụ chữa và hứa nếu chữa khỏi sẽ hậu tạ riêng Cụ 50 lạng vàng nhưng Cụ không nhận tiền tạ và chỉ năn nỉ xin dạy cho cụ khoa Địa lý. Vì ơn nghĩa nên thầy Địa lý dạy cụ Tả Ao khoa Địa lý chính tông của mình.

Sau nhiều năm thành tài, cụ xin về nước. Thầy Địa lý muốn thử sự hiểu biết của cụ, bèn làm một trăm mô hình đất kết trên một bãi cát, dưới mỗi huyệt kết có yểm một đồng tiền, rồi đưa cụ 100 cây kim, bảo ra điểm huyệt.

Cụ đã cắm được 99 cây kim vào 99 lỗ đồng tiền và một cây vào mép lỗ đồng tiền thứ 100.vị trí này là một kiểu đất quá lớn, rất nhiều hình thế khó khăn ẩn áo. Thầy địa lý thấy vậy than rằng: “Nghề địa lý chính tông của ta đã được người Việt Nam học hết rồi”

Cụ tạ từ thầy về nước tiếp tục nghề chữa mắt làm phước. Cụ từ chối để đất cho rất nhiều người, chỉ làm 1 số rất ít những trường hợp đặc biệt mà thôi. Tuy vậy, danh làm địa lý của cụ vẫn rất nổi và được tôn làm thánh địa lý đất Việt xưa. Cụ dường như không truyền nghề cho ai mà chỉ để lại 2 bộ sách quý bao gồm bộ “Địa đạo diễn ca” có 120 câu văn vần, bộ “Dã đàm Tả Ao” bằng văn xuôi.

Sách Địa lý của cụ xuất phát từ môn Địa lý chính tông nên đi từ căn bản đến chi tiết. Phần căn bản chú trọng việc làm sao tìm cho thấy Long chân Huyệt đích. Phần chi tiết nói cho độc giả thêm những điều phụ vào điều căn bản. Đi từ gốc đến ngọn bao giờ cũng ít lầm hơn đi từ chi tiết trở lại gốc; vì vậy sách Địa lý của cụ được các cụ xưa kia cho là quý giá nhất.

Một sự tình cờ may mắn và ngoài ước muốn, tác giả đã gặp được 3 bộ sách Địa lý quý giá nhất của Việt Nam gồm 2 bộ sách trên và Bộ Bí thư Đại toàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Chữ Hán)

Sau khi nghiên cứu kỹ ba bộ sách này dưới sự hết lòng chỉ bảo của một số các vị cao nhân về khoa Địa lý, tác giả mới hiểu thế nào là địa lý chính tông. Toàn bộ nghiên cứu của tác giả được trình bày lại qua 4 cuốn Phong Thủy Địa Lý Tả ao mà chúng tôi đang giới thiệu đến quý vị ngày hôm nay. 4 cuốn sách này được tác giả viết trên nguyên tắc:

- Không thêu dệt thêm những gì xa lạ 

- Phát huy cho hết cái chân hàm súc của nó.

Riêng về hình vẽ tác giả cũng trình bày như phần diễn giải, là trọng chân đích, dù thô sơ, hơn là chi tiết khó hiểu.

Cuốn sách đầu tiên “Phong Thủy địa lý tả ao chính tông” là lời lý giải cụ thể cho 120 câu thơ nôm trong bộ “địa đạo diễn ca” của cụ Tả Ao. Đây có lẽ là cuốn dễ xem nhất vì nó được xem là phần gốc, phần căn bản của môn địa lý chính tông, giúp cho người đọc có được 1 nền tảng vững chắc, giúp việc khảo cứu sau này được thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Tập 2 của bộ sách có tên “Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm” được viết dựa trên bộ “Dã Đàm Tả Ao”. Nếu Cuốn trước nặng về loan đầu, thì cuốn sau này nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Cuốn thứ 2 này cũng được trình bày khác cuốn trước. Bộ Địa lý Tả Ao chính tông nặng về mô tả và định nghĩa thì bộ Dã Đàm Tả Ao lại bắt đầu thoát phép mô tả để tiến lên phần luận. Phần luận sẽ làm cho nhiều quý vị mới học ưa thích vì nó như đưa quý vị đến nhiều khía cạnh đặc sắc hơn, nhưng nếu phụ thuộc vào nó quá sẽ bị nhầm lẫn, nên một số các vị chân sư đã muốn tác giả bỏ đi. Sau khi suy đi xét lại các vị lại đồng ý là có thể để được, vì nếu học cao hơn, nhất định phải vượt từ mô tả qua luận rồi lên đến triết mới có hy vọng đạt được phần cao nhất: "Khai phóng mà vẫn không sai nhầm" của khoa Địa lý. Để viết được 2 cuốn này, tác giả đã phải chuẩn bị rất chu đáo để khỏi phụ lòng độc giả trông mong và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.

Tập 3 của bộ sách lấy tên là “Địa lý vi thư pháp” có nhiệm vụ dựa vào nội dung phần chữ Hán cổ thư của cụ Tả Ao, đưa phần thực tiễn đến quý vị bằng cách thực tập nó trên hình vẽ trước khi học trên thực tế. Để đưa ra được phương pháp nghiên cứu thuận lợi nhất tới độc giả, tác giả có khai thác thêm 2 bài biểu tấu của Cao Biền về địa lý nước Việt ta là “Cao Biền Tấu Thư Địa Lý Kiểu Tự” và “ Cao Biền Tấu Thư Cửu Long Kinh”. Hy vọng quý độc giả sẽ đạt được kết quả tốt đẹp về việc nghiên cứu Địa lý thông qua phương pháp thực tiễn mới lạ của tập sách này.

Tập 4 cũng là cuốn cuối cùng của bộ sách mang tên “Bảo Ngọc thư” là tập hợp những kiến thức xác thực về khoa địa lý mà tác giả đã cố công tìm tòi luận giải. Dựa trên những tài liệu Cổ thư mà cụ Tả Ao để lại, tác giả mong muốn những ai yêu thích môn địa lý có 1 tài liệu chuẩn xác để học tập nghiên cứu, tránh hỗn loạn trước những man thư màn đồ của Tàu mà đi lệch khỏi đích.

Lượng kiến thức trong bộ sách này sẽ là kim chỉ nam chắc chắn cho những vị nào muốn khảo cứu sâu rộng hơn. Nghiên cứu xong 4 cuốn sách này, những ai tin tưởng Khoa Địa lý cũng đã có một số vốn hiểu biết đủ để phân biệt thầy hay thầy dở. Theo kinh nghiệm của các vị nghiên cứu những sách có liên quan đến thiên cơ, đến sự huyền bí của Vũ trụ như sách này, người càng có đạo, càng có tâm, càng vô tư vô vị lợi thì học càng mau đạt được chân lý.

 

Chúng tôi hy vọng sau khi giới thiệu 4 cuốn “Phong Thủy Địa Lý Tả Ao” đến quý độc giả, các bạn sẽ sớm nắm được những tri thức quý báu để áp dụng vào thực tiễn và mang lại những giá trị to lớn cho cuộc sống của mình. 



Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ