Sinh hoạt CLB Phong thủy và Cổ Học Phương Đông tháng 8/2022, Chủ đề "Nền móng nhà ở - Các yếu tố phong thủy và kiến trúc cần lưu ý"

Qua buổi Sinh hoạt Câu Lạc Bộ Phong thủy và Cổ Học Phương Đông tháng 8/2022, Chủ đề "Nền móng nhà ở - Các yếu tố phong thủy và kiến trúc cần lưu ý", thầy Tam Nguyên cùng Kiến trúc sư đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích tới các học viên.
Hoạt Động CLB • 19/08/2022
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trước khi tiến hành xây dựng nhà cửa, người ta thường tìm cho mình một mảnh đất tốt, hợp phong thủy. Bởi xây nhà là một trong những việc trọng đại của đời người, an cư thì mới lập nghiệp. Ngôi nhà ảnh hưởng, tác động rất lớn đến cuộc sống của những người cư ngụ trong đó. Muốn biết vị trí mảnh đất đó tốt hay xấu, chúng ta có thể xác định bằng cách xem mạch đất ở vị trí đó như thế nào. Nói cách khác là xét long mạch của mảnh đất. Trong phong thủy, long mạch mang nhiều ý nghĩa khác nhau, không phải ai cũng nắm bắt rõ. Bài viết dưới đây, phong thủy sư Tam Nguyên cùng Kiến trúc sư - Thạc sỹ Hà Tiến Hồ Bắc sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất, để giúp quý gia chủ hiểu rõ: Long mạch là gì; Các vấn đề liên quan đến đất có long mạch; Các yếu tố phong thủy về nền móng cũng như kiến trúc khi xây nhà trên mảnh đất đó.

Long mạch là gì?

Từ hàng ngàn năm trước, người xưa xem mảnh đất như một cơ thể sống của con người, có các huyệt nối kết với nhau như kinh mạch. Địa khí (năng lượng của trái đất) vận hành trong hệ thống kinh mạch đó (gọi là long mạch) rồi tụ lại những địa điểm thích hợp (gọi là huyệt). Nếu như con người chọn được nơi sinh khí ngưng tụ, chắc chắn cuộc sống sẽ gặp nhiều cát lành, may mắn.

Vậy khi xây dựng bất kỳ một công trình nào đó trên mảnh đất, yếu tố về kiến trúc ảnh hưởng và tác động như thế nào đến yếu tố phong thủy? Ngược lại, yếu tố phong thủy tác động thế nào đến kiến trúc? Làm cách nào để hài hòa giữa hai yếu tố này, giúp chúng ta có môi trường sống thịnh vượng, tràn đầy năng lượng? Làm sao để khi cư trú trong căn nhà đó, mọi người đều có sức khỏe, đón nhận bình an? Phương pháp nào để giúp căn nhà kỵ tà, hóa sát, để đó là nơi ước đến, chốn mong về?

Cuộc sống của con người chịu ảnh hưởng của 3 dạng khí:

  • Thiên khí (khí vũ trụ, thông qua lực hút, lực hấp dẫn; vị trí thiên tinh; năng lượng của các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ…)
  • Địa khí (khí di chuyển dưới lòng đất)
  • Nhân khí

Tầng đất theo phong thủy chia thành 4 lớp chính:

  • Tầng đất mặt (đất màu, đất rác)
  • Tầng đất thịt
  • Tầng thực thổ (tầng đất sét): Thực thổ là phần tiếp nhận long khí.
  • Thổ âm (tia nước nhỏ): Trong phong thủy gọi là long tiết khí. 

Đối với phong thủy, khi xây công trình, đổ móng trên nền đất là vô cùng quan trọng. Một công trình tiếp nhận được sinh khí khi móng chạm được xuống phần thực thổ.

Có 4 tầng đất chính (tầng đất mặt, tầng đất thị, tầng thực thổ, tầng thổ âm)
Có 4 tầng đất chính (tầng đất mặt, tầng đất thị, tầng thực thổ, tầng thổ âm)

Long mạch là vị trí tốt nhất của mảnh đất để xây nhà. Đây là nơi khí hội tụ và là điểm giao giữa thế đất Huyền Vũ tại hướng Bắc với thế Bạch Hổ tại hướng Tây; thế Thanh Long ở hướng Đông với thế đất Chu Tước ở hướng Nam. Cụ thể:

Thế đất Huyền Vũ trong long mạch

Thế Huyền Vũ là thế đất cao nhất, tượng trưng cho hướng Bắc, mùa đông, màu đen và khí âm. 

Thế đất Thanh Long trong long mạch

Thế đất Thanh Long tượng trưng cho hướng Đông, mùa xuân, màu xanh và khí dương. Thế đất Thanh Long thể hiện cho chòm sao thần nông.

Thế đất Bạch Hổ trong long mạch

Thế đất này dài có chiều dài nhưng lại thấp hơn thế Thanh Long (xét về mặt địa hình); tượng trưng cho hướng Tây, mùa thu, màu trắng và khí âm.

Thế đất Chu Tước

Thế đất Chu Tước không chỉ đơn thuần là địa thế mà còn tượng trưng cho nguồn nước, nằm ở hướng Nam, biểu tượng của mùa hè, màu đỏ và khí dương.

Khi 4 thế đất này kết hợp với nhau tạo nên long mạch gồm: bạch hổ, chu tước, huyền vũ và thanh long. Dù hình thế, phương hướng thế nào thì mỗi con vật linh thiêng trong thế đất đóng một vai trò tối quan trọng trong việc nuôi dưỡng âm trạch (của người chết) và dương trạch(của người sống).

Tầm quan trọng của nền móng khi xây nhà

Nền móng là yếu tố quyết định độ bền vững của một ngôi nhà
Nền móng là yếu tố quyết định độ bền vững của một ngôi nhà

Người xưa có câu “Gốc có vững, cây mới bền”. Mọi thứ đều bắt nguồn từ gốc rễ, có gốc thì mới có ngọn. Xây nhà cũng tương tự như thế, nếu như móng nhà không tốt thì nhà sẽ chẳng thể nào bền vững theo thời gian.

Thực trạng, khi xây nhà, gia chủ cũng chỉ quan tâm tới việc sử dụng vật liệu gì? Chi phí như thế nào? Màu sắc nhà ra sao? Nội thất làm sao cho đẹp? Thế nhưng lại ít dành sự quan tâm và đầu tư cho nền móng nhà. Sẽ như thế nào nếu một căn nhà rất tốt, đẹp vừa được xây dựng xong lại bị sụt, lún. Do vậy, nền móng yếu, nhà đẹp cũng vô nghĩa.

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong quá trình xây dựng nhà cửa, gia chủ cần phải lưu ý để nền móng nhà được vững chắc. Bởi đó là nền tảng nâng đỡ và quyết định tới sự vững bền cho cả công trình. Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng một căn nhà. Móng nhà có công dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền, đảm bảo cho độ lún của nhà không quá lớn so với các trị số giới hạn cho phép. Từ đó móng nhà có thể chịu đựng được sức ép của trọng lực từng tầng, từng khối lượng của công trình

Bất cứ ngôi nhà dù được thiết kế theo phong cách nào, diện tích ra sao, nếu muốn bền vững, không sụt, lún, thấm dột thì phải có móng chắc chắn. Chính vì vậy, xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà, đảm bảo cho nền được vững chắc, không sụt lún, không nứt hoặc đổ bể các công trình xây dựng xung quanh.

>>>> Xem thêm: Xem tuổi xây nhà - Quan niệm hoàn toàn sai lầm

Có những loai móng nào?

Có rất nhiều loại móng công trình, tùy theo tải trọng, quy mô của công trình đó. Dựa vào tính chất các tầng đất của công trình mà đội ngũ kỹ thuật xây dựng sẽ tính toán và quyết định chọn loại móng phù hợp, an toàn nhất. Hiện nay có 4 loại móng:

Móng đơn

Đây là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn sử dụng dưới chân cột nhà, chân cột điện, mố trụ cầu…

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất. Móng có thể là hình tròn, vuông, chữ nhật, tám cạnh… Loại móng này có thể là móng cứng, mỏng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa, cải tạo nhà ở nhỏ lẻ. Đây là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.

Móng băng

Thường có dạng một dải dài, chúng có thể độc lập hoặc giao nhau tạo thành hình chữ thập. Móng băng dùng để đỡ tường hoặc hàng cột. Có các loại móng băng trong xây dựng nhà ở, gồm: móng cứng, móng mềm, móng kết hợp. Khi xây dựng nhà, móng băng được dùng nhiều nhất. Bởi nó dễ thi công hơn và lún đều hơn.

Móng bè

Móng bè trải rộng dưới toàn bộ công trình, có tác dụng giảm áp lực của công trình lên trên nền đất.

Đây là loại móng nông, dùng nhiều ở khu vực có nền đất yếu.

Móng cọc

Móng cọc chính là giải pháp hữu ích khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định. Móng cọc gồm có cọc và đài cọc. Loại móng này có tác dụng truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.

Người ta có thể hạ, đóng những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Qua đó giúp làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tram được sử dụng như một biện pháp giúp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngày nay, để đảm bảo sự chắc chắn, người ta thường sử dụng cọc từ bê tông cốt thép, bằng các ép cọc xuống nền đất tốt.

Sự tác động của nền móng nhà tới long mạch

Khi đào móng, động chạm tới đất đai, gia chủ cần chú ý tránh làm ảnh hưởng tới long mạch. Long mạch là địa mạch, trong phong thủy coi đây là vị trí cát lành. Là nơi mang tới năng lượng tốt. Long mạch cần được bảo vệ, nếu không sẽ mang tới năng lượng xấu, nhiều hung họa. Gọi là động Long mạch.

Trong lúc đào xới, chạm đến lớp đất sét, “sỏi ruột” thì dừng tại đó (nói cách khác chính ra khi mới xuyên qua lớp biểu bì của da), điều đó được đánh giá là chính xác và hợp lý khi các công trình Dương Trạch tiếp xúc được với “Long” và khí huyết của Long. Tuy nhiên khi tiến hành những công trình trên đất sẽ không tránh khỏi những tác động khiến trạch đất khu vực đó bị phạm Long Mạch. 
 
Phạm Long Mạch khiến cho vượng khí bị "đứt". Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tới cả vận trình tài lộc, may mắn của các thành viên trong gia đình. Lúc này, việc BỒI HOÀN LONG MẠCH là rất cần thiết như một hình thức “trả lại” trường khí và địa khí tốt lành, cát lợi tới trạch đất đó.

Việc Long mạch bị tổn thương về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến vận khí của trạch đất, khiến suy giảm vượng khí như vết thương lâu dần không khỏi, để lâu thành sẹo, thậm chí tai biến về sau.

Nắm bắt được những mối lo của gia chủ và dưới sự nghiên cứu của Phong Thủy Tam Nguyên, Bột Hoàn Long Mạch ra đời giúp chữa lành Long mạch, góp phần hoàn thiện công trình xây dựng, tu sửa Dương trạch và Âm trạch, đặc biệt đem đến các công dụng hoàn chính khi bồi hoàn long mạch, giúp tiếp long dẫn khí, bồi hoàn long mạch, kỵ tà hóa sát…

 

Bột Hoàn Long của Phong thủy Tam Nguyên, dùng để bồi hoàn long mạch trong quá trình đào, xới, động chạm tới đất đai
Bột Hoàn Long của Phong thủy Tam Nguyên, dùng để bồi hoàn long mạch trong quá trình đào, xới, động chạm tới đất đai

Thông qua buổi sinh hoạt, thầy Tam Nguyên cũng giải đáp những câu hỏi trực tiếp từ học viên về vấn đề nền móng nhà ở trong phong thủy . Tại buổi sinh hoạt sắp tới, CLB hứa hẹn mang tới nhiều kiến thức hay và bổ ích khác.

>>>Đăng ký trở thành thành viên CLB tại: https://dangky.thuvienphongthuy.vn/clb

>>>> Xem thêm: Bố trí bàn thờ ở nhà chung cư cần lưu ý điều gì?

QUÝ GIA CHỦ THAM KHẢO TẤT CẢ CÁC VẬT PHẨM THỜ CÚNG CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY.

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc và Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

 

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Số 134, Đường Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
  • Văn phòng Thành phố Cần Thơ: 71 Ngô Quyền, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags: #xây nhà, #sinh hoạt câu lạc bộ, #câu lạc bộ phong thủy, #phong thủy nhà ở,
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ