Cách bài trí và ý nghĩa các vật phẩm trên ban thờ gia tiên

Qua buổi Sinh hoạt Câu Lạc Bộ Phong thủy và Cổ Học Phương Đông tháng 5/2022, Chủ đề "Cách bài trí và ý nghĩa các vật phẩm trên ban thờ gia tiên". thầy Tam Nguyên đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích tới các học viên.
Hoạt Động CLB • 28/06/2022
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, là một trong các yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ lâu thờ cúng tổ tiên, ông bà đã là một phong tục đẹp, là chuẩn mực đạo đức và nhân cách làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Tại mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên chính là nơi thanh tịnh, thiêng liêng nhất, thể hiện sâu sắc niềm tin tâm linh của người Việt. Bàn thờ được coi như chiếc “cầu nối” gắn kết cuộc sống hiện tại của con người với cõi thiêng của đất trời, là nhịp cầu vô hình kết nối hai cõi âm – dương.

Mỗi món đồ trên ban thờ đều có một ý nghĩa và công dụng riêng. Vì vậy, khi nhắc tới thờ cúng, gia chủ cần hiểu được ý nghĩa của các vật phẩm trên bàn thờ để có cách bài trí đúng nhất, chu đáo và trọn vẹn nhất nhằm thể hiện lòng thành kính, sự trang nghiêm tới thần Phật và gia tiên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tại buổi Sinh hoạt CLB Phong thủy và Cổ học phương Đông tháng 5/2022, thầy Tam Nguyên đã có những chia sẻ chi tiết nhất, giúp học viên trong CLB nắm rõ về cách bài trí cũng như ý nghĩa các vật phẩm trên ban thờ gia tiên.

Thầy Tam Nguyên và những chia sẻ quý báu về cách bài trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy, ý nghĩa của các vật phẩm thờ cúng trên ban thờ
Thầy Tam Nguyên và những chia sẻ quý báu về cách bài trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy, ý nghĩa của các vật phẩm thờ cúng trên ban thờ

Thờ cúng gia tiên ở mỗi miền lại có những cách gọi và phong tục khác nhau. Ở miền Bắc, người dân gọi là thờ gia tiên, miền Trung lại gọi là thờ ông bà còn miền Nam gọi là thờ Cửu huyền thất tổ.

Thờ cúng thần linh ở mỗi miền cũng khác nhau ngay từ tên gọi. Nhân dân miền Bắc gọi là thờ Thổ Công, thổ Địa – thần cai quản bếp núc, đất đai, nhà cửa ruộng vườn; người miền Trung và Nam gọi là thờ Ông Công – ông Địa.

Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

  • Giáo dục đạo hiếu uống nước nhớ nguồn, lòng hiếu kính, biết ơn tới đấng sinh thành
  • Bàn thờ là điểm kết nối tâm linh
  • Thể hiện nguyện vọng, ước mơ, mong cầu

>>>> Xem thêm: Cách xông nhà tẩy uế đơn giản, chuẩn phong thủy

Một bộ thờ đầy đủ trên bàn thờ gia tiên gồm những vật phẩm gì?

Một bộ đồ thờ đầy đủ phải bao gồm 5 yếu tố theo quy luật ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

  • Đồ gốm (Thổ): Đồ thờ bằng gốm được sử dụng chủ yếu trên ban thờ, đặc biệt là bát hương (nhang), không nên dùng bát hương đồng vì lâu ngày sẽ bị xỉn.
  • Đồ đồng (Kim): Đồ đồng trên ban thờ là các món: đỉnh hạc, chân nến, đĩa bồng, đĩa xông trầm, đỉnh trầm nhỏ, tiền hoa mai...
  • Đồ gỗ (Mộc): Đồ gỗ thường dùng để làm ban thờ, sập thờ, chan, đế bát hương, bài vị…
  • Đồ điện (Hỏa): Đồ điện trên ban thờ thường là các loại đèn điện, đèn nến, đèn dầu. Những đèn này sử dụng thắp hằng ngày hoặc khi thắp hương, cúng lễ. Đồ điện nên bật 24/24, còn đèn dầu, nến thắp khi có giỗ chạp, lễ tiệc. Các loại Kinh luân cầu an, máy đọc kinh, nhạc thiền (để trên ban thờ Phật) hoặc ban thờ gia tiên giúp đem lại không gian thanh tịnh.
  • Nậm, hũ, ang (Thủy): Nậm, hũ trên ban thờ thường đựng nước, tượng trưng cho tài lộc.

Ngoài ra, trên ban thờ có kỷ lễ 3 chén (để Rượu – Trà – Nước) hoặc 5 chén (để Rượu – Trà – Nước – Gạo – Muối), tượng trưng cho ngũ hành, sự sinh trưởng, là lễ phẩm dâng Thần nhất thiết phải có. Chén rượu trên mâm lễ để rót rượu khi có tiệc thì dùng loại chén khác, không phải kỷ lễ. Khi thắp hương Rằm, mùng 1 thì thay trà, gạo, muối. Nước với rượu trên kỷ - lễ thì 1 đến 3 ngày nên thay một lần.

Ý nghĩa các vật phẩm trên ban thờ gia tiên là gì? Một bộ thờ gia tiên đầy đủ, chuẩn chỉnh bao gồm nhiều vật phẩm khác nhau, mỗi loại lại mang những ý nghĩa riêng biệt, để rồi khi đặt lên lại toát lên được tấm lòng đạo hiếu, thành tâm.

Bộ đồ thờ đầy đủ cho gia tiên bao gồm những vật phẩm sau:

1, Bộ tam sự, ngũ sự

2, Bát nhang (bát hương)

3, Mâm bồng (hay còn gọi là địa quả)

4, Kỷ chén ( kỷ 3 hoặc 5 chén thờ)

5, Bát, đũa thờ (6 bát, 6 đôi)

6, Bình hoa

7, Đèn thờ

8, Ống hương

9, Đài thờ

10, Cây nến hay chân nến

11, Chóe thờ

12, Bát sâm (2 hoặc 3 cái)

13, Nậm rượu

14, Đôi lộc bình

Một số lưu ý ở các vật phẩm trên ban thờ gia tiên. Ý nghĩa các vật phẩm trên ban thờ gia tiên

Bát hương cần có gì?

Bát hương trên ban thờ gia tiên
Bát hương trên ban thờ gia tiên

Gia chủ cần lưu ý rằng, bát hương đặt trên ban thờ gia tiên phải được nạp cốt.

Cốt Thất Bảo Bốc Bát Hương gồm 7 bảo vật tinh hoa của trời đất, là vật phẩm không thể thiếu trong việc nạp cốt cho bát hương, để giúp cho bát hương, ban thờ được linh nghiệm. Bộ cốt bao gồm: vàng, bạc, ngọc phỉ thúy, ngọc trai, san hô đỏ, đá mã não, hổ phách – tượng trung cho bảy thứ Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và cân bằng âm dương, giúp kỵ tà, tránh cho ma quỷ xâm nhập, giữ khí.

Cốt Thất Bảo bốc bát hương - Phong thủy Tam Nguyên
Cốt Thất Bảo bốc bát hương - Phong thủy Tam Nguyên

Dị hiệu: Tờ dị hiệu đặt trong bát hương là một thành phần vô cùng quan trọng mang ý nghĩa tâm linh không thể thiếu bên cạnh Cốt Thất Bảo. Tờ dị hiệu là tấm phù, in màu vàng, trên có viết chữ màu đỏ. Tờ dị hiệu được đặt trong bát hương cùng với Cốt Thất Bảo để việc thờ tự được linh ứng, các vị thần Phật gia tiên sẽ thấy được cái tâm, lòng thành của gia chủ và chứng giám.

Bàn thờ đẹp nhất phải được bố trí thành tam cấp (tam sơn), phía bên trong là giường hành để đặt bài vị hoặc kỷ (ngai), khám thờ. Chiều cao của giường hành cao hơn ban thờ khoảng 23,5cm đến 27,5 cm. Trên ban thờ có thể để đỉnh hoặc không. Nguyên tắc bố trí ban thờ phải từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài.

Cốt Thất Bảo và tờ dị hiệu
Cốt Thất Bảo và tờ dị hiệu

Kỷ lễ (để lễ vật để dâng thần)

Kỷ lễ trên ban thờ gia tiên
Kỷ lễ trên ban thờ gia tiên

Rượu – ngũ hành thuộc Hỏa, tác dụng kỵ tà, trà – ngũ hành thuộc ,ộc, tượng trưng cho nhân, tác dụng sinh sôi nảy nở (nên để trà khô), nước – ngũ hành thuộc thủy,  – tượng trưng cho tài lộc, trí tuệ, tượng trưng cho chăm bón và dưỡng dục, gạo – ngũ hành thuộc Thổ - tượng trưng cho no ấm, lòng tin và sự tín nhiệm, muối – ngũ hành thuộc Kim, tượng trưng cho nghĩa khí – nguồn gốc của tài lộc. Tất cả là đại diện cho 5 đức tính của con người muốn dâng lên thần Phật: Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín.

Tuy nhiên, tùy vào kích thước bàn thờ nhà gia chủ, có thể giảm thiểu những vật phẩm không cần thiết nhưng vẫn phải giữ lại những đồ thờ cúng quan trọng như: bát hương, lọ hoa, kỷ chén thờ…

Qua buổi sinh hoạt, thầy Tam Nguyên cũng giải đáp những câu hỏi trực tiếp từ học viên. Tại buổi sinh hoạt sắp tới, CLB hứa hẹn mang tới nhiều kiến thức hay và bổ ích khác.

>>>Đăng ký trở thành thành viên CLB tại: https://dangky.thuvienphongthuy.vn/clb

>>>> Xem thêm: Bố trí bàn thờ ở nhà chung cư cần lưu ý điều gì?

QUÝ GIA CHỦ THAM KHẢO TẤT CẢ CÁC VẬT PHẨM THỜ CÚNG CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY.

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc và Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Số 134, Đường Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags: #sinh hoạt câu lạc bộ, #thờ cúng Việt, #vật phẩm trên ban thờ gia tiên, #bài trí bàn thờ,
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ