DÃ ĐÀM TẢ AO

Tác giả:
Năm 1969 tập Địa Lý Tả Ao (Địa đạo Diễn Ca) ra đời, trong đó chúng tôi có giới thiệu tập Địa lý thứ hai: Dã Đàm Tả Ao (Tầm Long gia truyền bảo đàm) tức
là bộ này. Từ khi xuất bản cuốn thứ nhất cho đến nay, chúng tôi được biết luôn luôn quý vị độc giả mong mỏi có cuốn kế tiếp

Chi tiết sách DÃ ĐÀM TẢ AO

Cuốn thứ hai, lẽ ra có thể xuất bản vào năm 1970 mà cho đến ngày nay 1974 nó mới ra đời, vì có nhiều yếu tố đặc biệt, mà chúng tôi xin trình bày lên quý vị, dưới đây:
1. Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị
cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòng độc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.
2. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng phần lý – khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa Địa lý, nên tác giả đã phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thư bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể dễ làm cho độc giả dễ nhầm lẫn, khi đọc nó. Ngoài ra, cũng phải phân biệt chỗ nào quan trọng, chỗ nào kém quan trọng để nhấn mạnh những chổ quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.
3. Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan đầu. Nếu quân thực thể mà trình bày nguyên những gì trừu tượng, vẫn còn làm cho độc giả khó nhận
chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.
4. Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của độc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một lúc mới thành công. Do đó tác giả phải dấu những điều tỉ mỉ dễ nhầm lẫn, nhưng thập phần quan trọng vào những câu, những chữ mà chỉ những ai dùng sự tận kỳ tâm, tận kỳ đạo mới khám phá ra. Nếu chỉ đọc không, chỉ lĩnh hội được phần nào sự diệu ảo của nó và vừa đủ cho kiến thức thông thường về địa lý mà thôi.
5. Sau đây lại là sự dung hòa 2 quan niệm mâu thuẩn liên quan đến sự phổ biến khoa địa lý đã làm cho tác giả thắc mắc suốt thời gian soạn bộ sách này:
a. Một là nếu không lưu lại sự chân truyền địa lý thì ít lâu sau khoa này sẽ mai một, đâu còn của báu của tiền nhân.
b. Hai là các chân sư sợ rằng “kẻ tục” sẽ tạo nên thị trường địa lý, dù chưa tinh thông. Như vậy sẽ gây tai hại cho đời, nếu sự phổ biến nó quá dễ dàng.
Sau khi hoàn tất bộ sách này, may thay tác giả đã cố gắng làm trọn được hai quan niệm mâu thuẫn nhau như trên, và các bậc chân sư, sau khi đọc xong bản thảo, đã thở phào nhẹ nhõm và nói:
Do NMS tạo ebook đã post lên TVE“Viết sách Địa lý như thế này thì thật là tuyệt diệu. Một trăm, một ngàn năm sau, 2 bộ sách này vẫn là sách chân địa lý. Đời sau đọc nó không còn chê trách tiền nhân ở điểm nào. Thôi chúng tôi cũng an lòng và tán thành việc xuất bản nó”.
Mong rằng quý vị độc giả thông cảm cho những nổi thắc mắc trình bày ở trên.
Thông tin sách
  • Mã sách - SKU 040
  • Nhà xuất bản Sài Gòn (1974)
  • Dịch giả Cao Trung
  • Số trang 67
  • Kích thước
  • Loại bìa File mềm
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ