TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU ĐỊA BẠ TRIỀU NGUYỄN - NAM KỲ LỤC TỈNH

Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Tổng kết nghiên cứu địa bạ - Nam Kỳ Lục Tỉnh

Chi tiết sách TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU ĐỊA BẠ TRIỀU NGUYỄN - NAM KỲ LỤC TỈNH

Địa bạ triều Nguyễn: Một sưu tập quốc bảo về tư liệu Hán Nôm tại Việt

Mỗi địa bạ là một đơn vị hành chính độc lập thường là xã hoặc thôn cũng có khi là ấp, giáp, phường hay trại… Triều Nguyễn cũng quy định rõ cách thức làm sổ và các yếu tố kê khai bắt buộc.

Địa bạ là loại sổ ghi chép, thống kê về ruộng đất của các làng, xã trên cơ sở sự khám đạc và xác nhận của chính quyền. Mục đích lập Địa bạ là để quản lý ruộng đất, thu tô thuế, vạch định ranh giới giữa các đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất. Vua Minh Mệnh đã từng nhấn mạnh việc lập Địa bạ là để “vạch rõ bờ cõi cho hết mối tranh giành” (1). Trong lịch sử, các nhà nước phong kiến Việt Nam, để thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ của mình thì việc đầu tiên là phải quản lý dân số và đất đai bằng việc lập hai loại sổ là “sổ đinh” và “sổ điền”. Việc này đã được các đời nối tiếp noi theo.

Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: Nhân Tông năm Quang Hựu thứ 8 (1092) triều Lý “định sổ ruộng, thu tô mỗi mẫu 3 thăng” (2). Quang Thái năm thứ 6 (1393) đời Trần Thuận Tông “ra lệnh cho những người có ruộng phải khai báo số mẫu ruộng… Lại lệnh cho dân phải nêu rõ họ tên cắm ở trên ruộng. Quan lộ, phủ, châu, huyện cùng khám xét, đo đạc, lập thành sổ sách, 5 năm mới xong. Ruộng nào không có giấy khai báo hay cam kết thì lấy làm quan điền” (3). Triều Lê, sau khi chiến thắng quân Minh giành độc lập, vua Lê Thái Tổ lên ngôi, tháng 11 năm Thuận Thiên thứ 1 (1428) đã sai “làm sổ ruộng đất, sổ hộ tịch” (4). Sau đó, đời vua Lê Thánh Tông trong bộ Quốc triều hình luật, bộ luật chính thống của nhà Lê, tại điều 347 chương Điền sản cũng quy định rõ “4 năm làm lại điền bạ một lần” (5).

Ngay từ khi giành được chính quyền, triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về chủ quyền và lãnh thổ. Vì vậy khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã xuống chiếu cho các tỉnh từ Nghệ An, Thanh Hoá đến các trấn ở Bắc thành làm sổ ruộng đệ nộp. Năm Gia Long 9 (1810) bắt đầu cho lập Địa bạ từ Quảng Bình trở vào Nam. Theo quy định năm Gia Long 4 (1805), mỗi địa bạ được làm thành 3 bản giáp, ất, bính; làm xong gửi nộp lên Bộ Hộ đóng dấu. Bản giáp để lưu chiểu ở Bộ Hộ, bản ất lưu chiểu ở thành trấn, bản bính cấp cho các xã giữ làm bằng. Địa bạ được lập một cách có hệ thống và theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước. Mỗi địa bạ là một đơn vị hành chính độc lập thường là xã hoặc thôn cũng có khi là ấp, giáp, phường hay trại… Triều Nguyễn cũng quy định rõ cách thức làm sổ và các yếu tố kê khai bắt buộc như sau:

- Tên đơn vị hành chính: xã (hoặc thôn, phường, ấp), tổng, huyện, phủ, tỉnh (hoặc trấn, xứ).
- Họ tên các chức dịch kê khai và lập địa bạ.
- Vị trí địa lý: xác định ranh giới của đơn vị hành chính đó với các đơn vị hành chính khác ở 4 phía đông, tây, nam, bắc.
- Tổng diện tích các hạng công tư điền thổ của xã hoặc thôn đó.
- Diện tích của từng loại: công điền, tư điền, công thổ, tư thổ; loại ruộng, vụ canh tác; diện tích thu thuế và không thu thuế.
- Diện tích, tên gọi, vị trí địa lý của các xứ đồng.
- Diện tích, vị trí địa lý của từng thửa và các chủ sở hữu của thửa đất đó.
- Diện tích đất tam bảo, thần từ, phật, tự, thổ trạch, vườn ao, nghĩa địa, kênh rạch, đưòng xá…
- Xác nhận và cam kết của các chức dịch lập địa bạ; xác nhận của chức dịch các xã (thôn) lân cận.
- Ngày tháng năm lập và ngày tháng năm sao địa bạ đó cùng dấu triện và chữ ký hay điểm chỉ của chức dịch từ xã (thôn), tổng, huyện, phủ, tỉnh và Bộ Hộ.
Mặc dù các chính quyền phong kiến Việt Nam đều khá chú trọng việc lập sổ ruộng đất (địa bạ) nhưng đến nay trên thực tế số địa bạ còn lưu giữ được không nhiều và chủ yếu là địa bạ triều Nguyễn. Trong đó, tiêu biểu có sưu tập địa bạ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Sưu tập địa bạ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 526 tập với 1635 địa bạ của các xã (thôn) của 94 huyện thuộc 18 tỉnh Bắc kỳ và 2 tỉnh Trung kỳ. Sưu tập địa bạ này trước đây do Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (École française d Extrême-Orient, EFEO) thu thập từ trước những năm 1945 trên cơ sở sao chép những địa bạ còn lưu giữ tại các làng xã. Trong đó, có 2 địa bạ sao lại của thời Lê và 4 địa bạ sao lại của thời Tây Sơn, số còn lại đều là địa bạ được lập vào thời Nguyễn(6).

Sưu tập địa bạ hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là sưu tập trước đây được bảo quản tại Tàng thư lâu Huế. Đây là các bản chính, chủ yếu là bản giáp tức là bản được lưu trữ tại triều đình do Bộ Hộ quản lý. Toàn bộ sưu tập này là địa bạ của triều Nguyễn có niên đại lập sớm nhất là năm Gia Long 4 (1805) và niên đại lập muộn nhất là Bảo Đại 20 (1945).

Cũng giống như Châu bản, sau năm 1945, địa bạ và một số thư tịch khác của hoàng triều bị mất mát hoặc vì không trông nom mà hư hỏng khá nhiều. Tuy nhiên, so sánh với châu bản chỉ còn lại khoảng 1/5 thì địa bạ còn lại tương đối đầy đủ. Sau 1975, cùng với châu bản và các thư tịch cổ, địa bạ được giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia II quản lý. Năm 1991, theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng và của Cục Lưu trữ nhà nước, toàn bộ khối địa bạ đã được bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia I quản lý. Số lượng địa bạ ban đầu thống kê được là 10.106 tập. Nhưng không phải mỗi tập địa bạ đều tương đương với một đơn vị hành chính. Đối với những xã (thôn) có nhiều ruộng đất, chia thành nhiều chủ sở hữu thì địa bạ có thể dày đến hàng trăm trang thường được đóng riêng thành một tập. Đối với những xã (thôn) có ít ruộng đất, chia ra ít chủ sở hữu, địa bạ thường mỏng nên có thể đóng nhiều địa bạ thành một tập. Vì vậy với 10.106 tập địa bạ nhưng có đến gần 17 nghìn đơn vị hành chính tương đương với gần 17 nghìn đơn vị địa bạ.

Về niên đại, theo mục lục thống kê địa bạ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thì trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ có một số triều vua có lập địa bạ là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Tuy nhiên địa bạ chủ yếu được lập ở các triều Gia Long và Minh Mệnh, các triều còn lại cũng rải rác lập địa bạ nhưng số lượng rất ít và chủ yếu là sao lại địa bạ thời Gia Long và Minh Mệnh. Địa bạ các tỉnh miền Bắc được lập chủ yếu năm Gia Long 4 (1805), đây là năm đầu tiên triều Nguyễn tiến hành lập địa bạ, số này phần lớn đã được sao lại năm Minh Mệnh 11 (1830) và tái sao năm Tự Đức 26 (1873). Ngoài ra, có một số địa bạ được lập các năm Minh Mệnh 13, 18, 21 và số ít được lập vào các năm Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái… Địa bạ miền Trung được lập lần đầu tiên vào năm Gia Long 10 (1811) và liên tục được lập vào các năm tiếp theo đến Gia Long 17 (1818). Một số được lập rải rác vào các năm Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Đặc biệt có một số địa bạ thuộc huyện Quỳ Châu - Nghệ An lập năm Bảo Đại 20 (1945) được viết tay bằng chữ quốc ngữ. Địa bạ miền Nam được lập lần đầu tiên và chủ yếu vào năm Minh Mệnh 17 (1836), ngoài ra có một số ít được lập vào các năm Tự Đức 1,2 (1848-1849) và Thành Thái 5,6 (1893-1894).

Về nội dung, địa bạ ngoài giá trị thống kê về đất đai còn phản ánh rất nhiều khía cạnh của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn như lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ… Qua tài liệu địa bạ, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin như lịch sử các vùng đất; những biến đổi về địa danh, địa giới qua thời gian; biến động về đất đai, về dân số qua các thời kỳ; chế độ quản lý ruộng đất của từng giai đoạn lịch sử; chế độ sở hữu ruộng đất giữa các giai tầng dòng họ, chế độ trưng thu thuế khoá, chế độ sử dụng ruộng đất và những vấn đề về làng xã Việt Nam… Vì vậy trong thực tế, địa bạ luôn là loại hình tài liệu thu hút được khá nhiều đối tượng độc giả khai thác sử dụng.
Thông tin sách
  • Mã sách - SKU 2310569
  • Nhà xuất bản
  • Dịch giả Nguyễn Đình Đầu
  • Số trang 347
  • Kích thước
  • Loại bìa mềm
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ