Chi tiết sách Tam Mệnh Thông Hội - Thần sát bát tự (Tập 1)
Tam Mệnh Thông Hội - Tập 1
Tứ khố toàn thư là một bộ bách khoa thư lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa do triều đình trực tiếp biên soạn. Bộ sách được hoàn thành vào khoảng niên hiệu Càn Long, là thành quả nỗ lực của hơn 400 danh sỹ nổi tiếng tiến hành tuyển chọn, biên tập, hiệu đính, tiêu biểu có: Kỷ Quân (Kỷ Hiểu Lam), Đới Chấn, Diêu Nãi. Bộ sách chia thành nhiều quyển, các quyển thuộc một trong bốn phần Kinh, Sử, Tử, Tập. Tứkhốtoàn thư tập họp toàn bộ điển tịch từ thời Tần Hán đến trước đời Thanh, tổng cộng hơn 3.503 cuốn đồ thư, bao gồm những bộ kinh điển quan trọng thời cổ, ngoài ra bộ sách cũng lưu giữ nhiều nội dung cơ bản cũng như các vấn đề liên quan đến nguồn gốc của các mảng văn, sử, triết, lý, công, y. Đây cũng là bộ sách mở đầu cho ngành thư mục học Trung Quốc. Bộ sách là tập đại thành phong phú và hoàn bị nhất về văn hóa truyền thống Trung Hoa, có giá trị cụ thể về nhiều mặt như sử học, văn hiến, văn vật và văn bản...
Tên “Tứ khố” bắt nguồn từ thời Sơ Đường, do vào thời Sơ Đường các vị quan tiến hành thu thập sách trong thư khố và chia thành bốn loại là Văn, Sử, Tử, Tập, nên gọi là Tứ bộ khố thư hoặc T ứ khố chi thư. Triều Đường kế thừa truyền thống đó, Tứ khố toàn thư cũng được chia làm bốn bộ là Kinh, Sử, Tử, Tập, mỗi bộ phân làm nhiều loại, dưới mỗi loại đều có thuộc, tổng cộng có 44 loại, 66 thuộc, về cơ bản, bộ sách này bao gồm các trước tác, điển tịch được lưu hành rộng rãi trong nhân gian, được xem như là bộ tổng tập đồ sộ nhất về thư tịch và văn hóa truyền thống Trung Hoa cổ đại.
Sau khi thành sách, Tứ khố toàn thư trở thành biểu tượng cho nền tảng của một quốc gia chính thống. Nó được coi là “truyền quốc chi bảo”, các học giả phương Đông đều bị ảnh hưởng ít nhiều, các vương triều đời sau cũng lấy nó để phát huy vai trò thống trị của mình. Nơi lưu tàng bộ sách này chia ra thành: Văn Uyên các trong Tử Cấm Thành, Văn Tố các trong cung Thịnh Kinh (nay là Thẩm Dương), Văn Nguyên các trong Viên Minh Nguyên ở Bắc Kinh, Văn Tân các trong sơn trang Thừa Đức ở Hà Bắc (nơi đó là Bắc Tứ các, cũng gọi là Nội Đình Tứ các, là nơi người trong hoàng thất đọc sách), Văn Vựng các ở Dương Châu, Văn Tông các ỞTrấn Giang và Văn Lang các ở Hàng Châu (cũng gọi là Nam Tam các, cho các văn nhân có thể vào đây đọc sách). Khoảng 200 năm sau, T ứ khô'toàn thư trải qua nhiều cuộc chiến loạn, tổn hại không ít, sách vở lưu trữ tại Văn Nguyên các, Văn Tông các và Văn Vựng các nay đều không còn, chỉ còn lại thư tịch trong Văn Uyên các, Văn Tân các, Văn Tố các và Văn Lan các được giữ lại cho tới ngày nay.
Vì thế, về diện mạo cũng như lịch sử hình thành, phát triển của Tứ khố toàn thư, chúng ta có thể tìm hiểu rõ ràng. Trong thời đại ngày nay, con người đang có xu hướng quay trở về tìm hiểu những lời uyên áo, thâm sâu ẩn chứa trong kho tàng điển tịch, cũng là đi tìm hiểu khí chất, tinh thần đặc sắc được chất chứa trong tmyền thống văn hóa dân tộc