Ý nghĩa của 12 Địa chi và mối quan hệ xung hợp

Địa chi có 12 chi tượng trưng cho 12 con giáp, được dùng để chỉ phương hướng, giờ giấc và phản ánh cả số phận của một người. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Địa chi nhé!
Tin tức • 20/09/2021
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. Địa chi là gì?

Địa chi là một thuật ngữ trong phong thủy chỉ 12 chi tượng trưng cho 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Những con giáp số lẻ gọi là dương chi và ngược lại số chẵn là âm chi. Thiên can Địa chi kết hợp âm dương theo nguyên tắc âm can kết hợp âm chi, dương can kết hợp dương chi.

Những bộ tuổi hợp nhau trong Địa chi bao gồm:

  • Bộ Địa chi nhị hợp: Sửu – Tý; Dần – Hợi; Tuất – Mão; Dậu – Thìn; Tỵ – Thân; Ngọ – Mùi.
  • Bộ Địa chi tam hợp: Thân – Tý –Thìn; Dần – Ngọ – Thân; Hợi – Mão – Mùi; Tỵ – Dậu – Sửu.
Địa chi là gì
Địa chi là gì?
 

Bên cạnh đó, có 3 bộ tứ hành xung không nên kết hợp với nhau, đó là:

  • Bộ 1: Dần – Thân, Tỵ – Hợi.
  • Bộ 2: Thìn – Tuất, Sửu – Mùi.
  • Bộ 3: Tý – Ngọ, Mão – Dậu.

>>>> ĐỌC NGAY: Thiên can là gì? Ý nghĩa của bộ 10 Thiên can trong tử vi

2. Ý nghĩa của 12 Địa chi là gì?

12 Địa chi là tượng trưng của 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Địa chi vốn là chu kỳ tuần hoàn của mặt Trăng có liên quan mật thiết đến sự sinh diệt của vạn vật. Mỗi Địa chi mang một ý nghĩa như sau:

địa chi xung hợp là gì
Ý nghĩa của 12 Địa chi
 
  • Tý (Chuột): Mầm mống của vạn vật, nuôi dưỡng bằng dương khí.
  • Sửu (Trâu): Sự kết lại, gìn giữ để các mầm sinh trưởng.
  • Dần (Hổ): Mọi vật duy trì đến đây để thay đổi, phát triển.
  • Mão (Mèo): Vạn vật vươn ra khỏi mặt đất để sinh trưởng.
  • Thìn (Rồng): Từ này chỉ sấm, vạn vật chờ đợi sấm để chuyển mình lớn lên.
  • Tỵ (Rắn): Vạn vật bắt đầu từ đây.
  • Ngọ (Ngựa): Chỉ vạn vật vươn lên tươi tốt, cành lá bắt đầu mọc ra.
  • Mùi (Dê): Chỉ ám muội, nghĩa là âm khí xuất hiện, vạn vật có dấu hiệu suy thoái, chững lại.
  • Thân (Khỉ): Chỉ thân thể, vạn vật đến đây đã trưởng thành.
  • Dậu (Gà): Nghĩa là già, chỉ vạn vật đến cực lão sẽ thành thục.
  • Tuất (Chó): Nghĩa là diệt, vạn vật đã trở nên chín muồi.
  • Hợi (Heo): Chỉ hạt, nghĩa là vạn vật thu tàng lại để nuôi dưỡng hạt mầm mới.

>>>> XEM NGAY: Xem tử vi tứ trụ, lá số bát tự chuẩn nhất

3. Địa chi tương ứng theo giờ và tiết khí

dia chi la gi
Bảng Địa chi tương ứng theo giờ và tiết khí
 
  • Giờ Tý (23h – 1h): Đây là lúc loài chuột hoạt động kiếm ăn.
  • Giờ Sửu (1h – 3h): Đây là lúc trâu bò ợ thức ăn lên để nhai lại.
  • Giờ Dần (3h – 5h): Đây là thời điểm hổ trở về hang nghỉ ngơi sau một ngày đi săn.
  • Giờ Mão (5h -7h): Đây là thời điểm mèo nghỉ ngơi sau khi săn bắt chuột.
  • Giờ Thìn (7h – 9h): Đây là thời điểm con người cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất, nên người xưa sử dụng con rồng như một hình tượng thể hiện sự sung túc.
  • Giờ Tỵ (9h – 11h): Thời điểm rắn ẩn mình vào hang để nghỉ ngơi.
  • Giờ Ngọ (11h – 13h): Đây là thời điểm ngựa nghỉ ngơi.
  • Giờ Mùi (13h – 15h): Đây là thời điểm dê ăn cỏ.
  • Giờ Thân (15h – 17h): Sau một ngày tìm kiếm thức ăn, khỉ bắt đầu trở về hang.
  • Giờ Dậu (17h – 19h): Thời điểm đàn gà về chuồng.
  • Giờ Tuất (19h -21h): Đây là thời gian mà loài chó hoạt động nhiều nhất để trông nhà.
  • Giờ Hợi (21h – 23h): Đây là giờ lợn đi ngủ.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Xem bát tự hôn nhân hòa hợp, vợ chồng hạnh phúc

4. Quy luật âm dương của các Địa chi

Quy luật âm dương luôn tồn tại trong phong thủy. Địa chi trong tử vi cũng cần quy luật âm dương để luận giải. Nam có âm nam, dương nam. Nữ có âm nữ, dương nữ.

  • Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
  • Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão.
xung khắc địa chi là gì
Quy luật âm - dương của các Địa chi
 

5. Các Địa chi tương ứng với ngũ hành gì?

Ngũ hành rất quan trọng trong lá số tử vi, thể hiện tính cách chủ nhân lá số, từ đó cải vận để cuộc sống tốt hơn. Các Địa chi tương ứng với ngũ hành như sau:

  • Hành Mộc gồm chi Dần và chi Mão.
  • Hành Hỏa gồm chi Tỵ và chi Ngọ.
  • Hành Kim gồm chi Thân và chi Dậu.
  • Hành Thủy gồm chi Hợi và chi Tý.
  • Hành Thổ gồm chi Thìn, Tuất, Sửu, và Mùi.
Địa chi là gì
Địa chi tương ứng với ngũ hành
 

6. Hướng tương ứng của Địa chi

Xét về phương hướng, các Địa chi tương ứng các hướng như sau:

  • Chi Dần và chi Mão tương ứng hướng Đông.
  • Chi Tỵ và chi Ngọ tương ứng hướng Nam.
  • Chi Thân và chi Dậu tương ứng hướng Tây.
  • Chi Hợi và chi Tý tương ứng hướng Bắc.
  • Chi Thìn, Tuất, Sửu và chi Mùi chỉ trung tâm, trung hòa 4 phương.
Địa chi là gì
Hướng tương ứng của Địa chi
 

7. Quan hệ xung hợp của các Địa chi

Nhiều bạn đọc thắc mắc Địa chi có xung khắc không? Địa chi xung hợp là gì? Trong phong thủy, sự tương hợp và xung khắc tồn tại song song nhau. Dưới đây là chi tiết các cặp xung hợp của Địa chi để bạn tham khảo:

7.1 Các bộ tứ hành xung

Bộ tứ hành xung gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 con giáp chia thành 2 cặp xung nhau:

  • Tý xung Ngọ, Mão xung Dậu.
  • Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi.
  • Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi.
12 địa chi là gì
Mối quan hệ Tứ hành xung và Tam hợp của 12 con giáp
 

7.2 Các bộ tam hợp

Có 4 bộ tam hợp chỉ các con giáp tương đồng với nhau về quan điểm, tính cách, cùng âm hoặc cùng dương. Các con giáp thuộc bộ tam hợp nếu kết hợp với nhau sẽ thuận lợi trong công việc, làm ăn kinh doanh.

  • Bộ 1: Hợi – Mão – Mùi.
  • Bộ 2: Dậu – Ngọ – Tuất.
  • Bộ 3: Tỵ – Dậu – Sửu.
  • Bộ 4: Thân – Tý – Thìn.
địa chi lục hình là gì
Các bộ Tam hợp của Địa chi
 

7.3 Địa chi lục hợp

2 con giáp hợp nhau gọi là nhị hợp. Trong 12 con giáp, Địa chi chia thành 6 cặp hợp nhau gọi là lục hợp.

  • Tý hợp với Sửu
  • Dần hợp với Hợi
  • Mão hợp với Tuất
  • Thìn hợp với Dậu
  • Tỵ hợp với Thân
  • Ngọ hợp với Mùi
địa chi lục hại là gì
Các Địa chi lục hợp
 

7.4 Địa chi lục xung

Ngược với Địa chi lục hợp, Địa chi lục xung gồm 6 cặp xung khắc nhau, bất đồng quan điểm, luôn ganh đua nhau, không hòa hợp. Sáu cặp lục xung bao gồm:

  • Tý xung với Ngọ
  • Sửu xung với Mùi
  • Dần xung với Thân
  • Mão xung với Dậu
  • Thìn xung với Tuất
  • Tỵ xung với Hợi
Địa chi là gì
Cặp Địa chi lục xung
 

7.5 Địa chi lục phá

Các cặp này không có sự tương thích với nhau, khi kết hợp sẽ luôn có 1 bên phá hoại. Ví như trong hôn nhân, người nữ chăm lo vun vén cho gia đình thì người nam tiêu xài hoang phí.

  • Tý - Dậu
  • Ngọ - Mão
  • Thân - Tỵ
  • Dần - Hợi
  • Thìn - Sửu
  • Tuất - Mùi
địa chi tứ tuyệt là gì
Các Địa chi lục phá
 

7.6 Địa chi lục hại

Các con giáp này khi gặp nhau sẽ gây hại, tổn thương và mang lại đau khổ cho nhau.

  • Tý - Mùi
  • Sửu - Ngọ
  • Dần - Tỵ
  • Mão - Thìn
  • Thân - Hợi
  • Dậu - Tuất
Địa chi là gì
Địa chi lục hại
 

7.7 Bán hợp sinh

Xét theo mối quan hệ của các Địa chi ngũ hành thì: Thân Tý bán hợp sinh với Thủy. Hợi Mão Mùi bán hợp sinh với Mộc. Dần Ngọ bán hợp sinh với Hỏa. Tỵ Dậu bán hợp sinh với Kim.

7.8 Bán hợp mộ

Tương tự với bán hợp sinh, trong Địa chi ngũ hành có Tý Thìn bán hợp mộ với Thủy; Mão Mùi bán hợp mộ với Mộc; Mậu Tuất bán hợp mộ với Hỏa; Dậu Sửu bán hợp mộ với Kim.

8. Kết luận về Địa chi

  • Cần dựa vào nhiều yếu tố để xem xét các chi xung khắc hay xung hợp nhau.
  • Cần tìm hiểu thêm về thiếu âm, thiếu dương, thái âm, thái dương để luận rõ hơn về Địa chi.
  • Xem tử vi là để phân tích về tính cách của một người, từ đó tìm ra cách để hóa giải, hòa hợp nhau. Vì vậy, không có một quy luật nào khẳng định các cặp con giáp kết hợp với nhau sẽ gây ra tai nạn, ám chết nhau.
  • Gia chủ không nên nghe lời các thầy phán về sự tan hợp, nguy hại sẽ xảy đến với các cặp đôi mà hãy tìm ra hướng để hòa hợp, hỗ trợ nhau tốt hơn trong cuộc sống.

Như vậy, Phong thủy Tam Nguyên đã lý giải cho bạn đọc Địa chi là gì? Để luận rõ lá số tử vi, bạn cần am hiểu phong thủy và vận dụng được Thiên Can Địa chi cũng như thuyết ngũ hành âm dương. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:

ng ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM
Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ