Trấn Trạch Nhà Là Gì? Cần Phải Chuẩn Bị Gì Trong Lễ Trấn Trạch Nhà?

Nếu ai đã, đang hoặc dự định làm nhà có lẽ cũng đều đã từng nghe đến hai từ “trấn trạch”. Vậy trấn trạch là gì? Khi nào thì cần phải trấn trạch? Cần chuẩn bị những gì trong lễ trấn trạch? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nghi lễ - Tín ngưỡng • 26/10/2020
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 

Trấn trạch là gì?

Trấn trạch là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong các bước xây dựng một căn nhà (Ảnh minh họa)

Trấn trạch là việc chôn những vật phẩm xuống dưới nền dương trạch với mục đích giúp ổn định ngôi nhà trước những tác động tiêu cực đến người sống bên trong, giúp thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, an lành.

Khi nào cần trấn trạch?

Long Quy là một trong những linh vật có linh lực kỵ tà cao, thường được dùng để trấn trạch (Ảnh minh họa) 

Cần phải trấn trạch trong những trường hợp sau:

- Mạch đất đi qua nhà bị tổn thương

- Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe

- Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong

Văn khấn dùng trong lễ trấn trạch nhà

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

-         Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

-         Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

-         Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

-         Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

-         Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

-            Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

-            Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thân Quan.

         Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:………...........................................................Sinh năm: .........................

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh......................)

Hôm nay, ngày...... Tháng ..... năm..... (Âm lịch) Tại địa chỉ:................................

Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….

Chúng con kính mời ngày Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

         Nam Mô A Di Đà Phật!

         Nam Mô A Di Đà Phật!

         Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Để không bỏ qua những bài viết bổ ích về liên quan đến những bài văn khấn thường được dùng trong các dịp lễ quan trọng của người Việt, quý cô chú bác anh chị hãy nhấn theo dõi fanpage và chọn chế độ xem trước nhé!

Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ