Phong thủy giếng trời chuẩn giúp thu hút vượng khí

Phong thủy ứng dụng vào kiến ​​trúc sau hàng trăm năm thực nghiệm cho thấy giếng trời là nơi hấp thụ nguyên khí của đất trời và vũ trụ. Vì vậy, làm sao để giếng trời thu hút vượng khí tối ưu nhất, mời quý vị cùng theo dõi những lưu ý cho phong thủy giếng trời dưới đây.
Phong Thủy • 14/10/2021
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Vị trí giếng trời và khu vực thông tầng cùng các hình thái kiến ​​trúc cần tránh phạm phong thủy, tránh ảnh hưởng đến không gian sống của mọi thành viên trong gia đình.

Sau đây là một số lưu ý khi thiết kế và bố trí giếng trời theo phong thủy:

Giếng trời ở gần phòng bếp

Ở Việt Nam, các tỉnh Nam Trung Bộ có khí hậu khô nóng, những ngôi nhà hình ống dài và hẹp, dù có mở giếng trời ở giữa vẫn không đủ để giải tỏa khí nóng và thu vào khí mát. Điều này xảy ra đặc biệt với thiết kế của bếp ở phía sau của căn nhà.

Ở không gian bếp sau của ngôi nhà, hầu hết đều có giếng trời mở ra phía cuối. Giếng trời phía sau có vai trò lấy sáng cho không gian bếp, đồng thời mang ánh sáng và gió trực tiếp vào bếp và cho các phòng trên lầu.

Phong thủy có nguyên lý “tụ thủy tắc khí bất tán”. Ở đây, tụ thủy là nước ngưng tụ nhưn không úng nước. Tức là nước chảy vào trong và luân chuyển để tiếp thêm sinh khí không bị ứ đọng.

Vì vậy, gia chủ có thể đưa Tiêu Sơn Thủy (núi và sông thu nhỏ) vào trong nhà. Bạn cũng có thể đặt một bể cá với bộ lọc nước tuần hoàn, hoặc một chiếc máy phun nhỏ đơn giản cũng là một điểm nhấn hấp dẫn, tạo sự lưu thông nước trong nhà rất tốt.

Giếng trời có tiểu cảnh mini

Ở đây, giếng trời có thể được kết hợp thành một không gian sống, như một tiểu cảnh thu nhỏ, gia chủ có thể đặt một bộ bàn ghế để uống nước, nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đặt cây xanh. Những không gian này vốn dĩ rất hiếm trong điều kiện nhà ở đô thị hiện nay.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu giếng trời là động vì là nơi nắng, gió thổi tới, nên tránh đặt bếp gần không gian này vì bếp cần “khuất” để “tụ khí”.

Giếng trời cạnh phòng ăn

Khi cửa sổ trời gần phòng ăn (thuộc Mộc), bạn có thể sử dụng cây cảnh, suối nước chảy để Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời cho bếp thì nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa). Phải có mái che ở trên đỉnh để tránh mưa. Gia chủ có thể dùng mái kính để lấy sáng, hoặc dùng mái dốc (Hỏa) để tạo hiệu ứng ống khói hút nhiệt lên trên mà không làm lan tỏa khói, mùi sang các phòng khác.

Đối với giếng trời ở gần phòng ngủ

Khi cửa sổ trời gần phòng ngủ, bố cục nghiêng về Thủy và Mộc nhiều hơn bởi nó tạo cách trang trí mang màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. Giếng trời với khung sắt dày hay không có mái che bao giờ cũng không tốt bằng giếng trời mở bằng vật liệu gần gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc, Thủy), có thể sử dụng giàn hoa sắt được bảo vệ vừa đủ mà vẫn sinh động.

Mái che giếng trời có họa tiết

Đâu là vị trí tốt nhất để đặt giếng trời?

Việc mở giếng trời không chỉ mang lại nhiều ánh sáng hay thông gió tốt mà còn cân bằng âm dương cho căn nhà. Mở giếng trời ở giữa sẽ kích hoạt luồng khí và gia tăng hoạt động của Trung Cung Dương Cơ.

Tuy nhiên, nếu ngôi nhà không quá dài, diện tích nhỏ, không tối thì không cần thiết mở giếng trời ở trung tâm. Thay vào đó chỉ cần tạo sự thông thoáng trên nóc buồng thang và thông thiên ở phía hậu (kết hợp sàn nước, sân phơi) là được.

Mở nhiều giếng trời và thậm chí khiến dương khí quá mạnh trong nhà, làm mất cân bằng âm dương. Nó cũng cho người trong nhà có cảm thấy chói chang (đặc biệt là ở hướng có ánh sáng mặt trời mạnh như hướng Tây).

Trung cung, thái cực là nơi có các nhóm sao vượng hướng, chiếu theo vận 8 này là hướng 8, 9, 1. Nếu khu vực này không có sát khí như Tam sát Thiên hình, Độc hỏa, Đại sát, Thiên khí thì nên mở giếng trời tại đây là cách tốt nhất.

Đảm bảo yếu tố âm dương khi thiết kế giếng trời

Giếng trời không có hướng nên không cần xem xét hướng của nó. Tuy nhiên, gia chủ không nên đặt giếng trời lộ thiên ở phía Bắc của ngôi nhà có cung vị Khảm. Bởi đó là phương thường không tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Một số lưu ý về kích thước và hình dạng giếng trời

Giếng trời không nên quá hẹp, vì như vậy sẽ không đạt được mục đích hấp thụ nguyên khí của trời đất. Thậm chí còn gây tác dụng ngược, tạo thành luồng sát khí Thiên trảm sát.

Giếng trời sử dụng để luân chuyển không khí. Vì thế mà không được đi qua cửa nhà vệ sinh, sẽ mang khí ô uế đến tất cả các không gian sống khác.

Hình dáng giếng trời cần phù hợp với hình thể kiến ​​trúc của ngôi nhà, tức là tương sinh với ngũ hành của kiến ​​trúc ngôi nhà. Nhà mang hình Mộc thì giếng trời nên là hình mộc dài hoặc hình thủy lượn sóng. Tương tự, nhà có hình Thổ thì giếng trời nên là hình vuông. Kim thì là hình tròn hoặc hình bầu dục.

Trên đây là những lưu ý về phong thủy giếng trời mà Phong Thủy Tam Nguyên đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý vị trong việc thiết kế giếng trời hợp phong thủy giúp thu hút vượng khí.

>>>> Xem thêm:

Vị trí đặt bể cá trong phòng làm việc giúp thu hút vượng khí

Lưu ý khi trang trí đèn để mang lại vượng khí cho căn nhà

Thế nào là ngôi nhà nhiều âm khí? Cách hóa giải hiệu quả

 

Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ