“Uyên Hải Tử Bình” - Tác Phẩm Mệnh Lý Nổi Tiếng Qua Các Thời Đại

"Thất phân mệnh lý bất xuất môn - Tam phân phong thủy tẩu thiên hạ"
Review sách • 07/09/2020
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Những ai yêu thích và nghiên cứu về bộ môn phong thủy chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với cụm từ “Tứ trụ”, bởi đây được xem như gốc rễ của rất nhiều thuật xem phong thủy. Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, thuật số Kinh Dịch là một viên minh châu bất khả tư nghị. Trong nhiều trước tác kinh điển, phương pháp này trở thành kiến thức nền tảng “vô tiền khoáng hậu”, dự trắc được nhiều phương diện thực tế trong cuộc sống nhân sinh, đạt đến trình độ cao thâm, là ngọn nguồn của các môn mệnh lý dự trắc sau này.

Trong lịch sử phát triển mệnh lý tứ trụ có 5 tác phẩm được coi là nền móng: Ngoài Uyên hải Tử Bình đời Tống còn có 4 cuốn mệnh lý học là Tam mệnh thông hội, Trích thiên tủy, Tử Bình chân thuyên, Cùng thông bảo giám, trong đó có 3 cuốn được viết ở đời Thanh. Cùng thông bảo giám so với các tác phẩm mệnh lý khác có nhiều điểm khác biệt, từ đó tạo dựng cho bản thân một phương pháp luận riêng biệt, mới lạ về việc luận đoán vận mệnh. Phương pháp mà cuốn sách trình bày vô cùng đơn giản dễ hiểu.

>>>>XEM THÊM: A-Z KIẾN THỨC VỀ PHONG THỦY CƠ BẢN ĐẾN CHI TIẾT BẠN NÊN BIẾT

Bạn đã hiểu hết những khái niệm, ý nghĩa và cách áp dụng tứ trụ vào phong thủy và cuộc sống chưa? Hãy để Phong Thủy Tam Nguyên gợi ý cho các bạn một cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua khi muốn bắt đầu tìm hiểu về bộ môn phong thủy đầy thú vị này nhé!

Tứ trụ là gì?

Tứ trụ xuất phát từ Trung Quốc vào thời Ngũ Đại (907-960) được Từ Cư Dịch tự là Tử Bình phát triển nên người đời sau hay gọi là môn Tử Bình để tưởng nhớ đến công lao của ông.

Các trụ trong tứ trụ (Ảnh minh họa)

Tứ Trụ là bộ môn khoa học dựa trên Bát Tự ( Năm, tháng, ngày, giờ sinh), kết hợp với đại vận, lưu niên để luận đoán mức độ cát hung, họa phúc của đời người.

Có thể nói tất cả các luận giải về chiêm tinh, bói toán của các nền văn minh trên thế giới đều xoay quanh “năm, tháng, ngày, giờ”. Trong các tài liệu về bói toán xuất xứ từ Trung hoa, năm, tháng, ngày, giờ của một thời điểm bất kỳ là theo âm lịch, gọi là “Tứ Trụ”; mỗi trụ được chỉ định bởi một cặp CAN CHI.

Theo Tứ Trụ thì thời điểm của năm, tháng, ngày, giờ sinh của một người có liên kết với nhau. Do đó ta phải nắm vững ý nghĩa của từng Trụ, và sự tương tác, phối hợp giữa các Trụ qua tổng hợp các cách nhìn khác nhau, như:

Qua CUNG (Mỗi trụ là 1 Cung, ví dụ : trụ năm là cung tổ tiên, cha mẹ , trụ tháng là cung anh em, trụ ngày là cung thân và chồng /vợ , trụ giờ là cung con cái); Qua Lục thân (10 Thần / tổ tiên, cha mẹ, anh em, chồng (vợ), con cái) là SAO (TINH); ý nghĩa cũng gần giống như các Cung trên đây, cộng thêm tính cách, hay nghề nghiệp; Qua Can, Chi; Qua ngũ hành; Qua các giai đoạn (tuổi) của cuộc đời, mỗi giai đoạn gọi là 1 hạn:

Trụ năm 0 – 15 tuổi

Trụ tháng 16 – 31 tuổi

Trụ ngày 31 – 47 tuổi

Trụ giờ 47 – 65 tuổi

Nguyên tắc tổng quát để xem mỗi trụ:

Đầu tiên là lấy Lệnh THÁNG để đo vượng, suy (qua bảng Trường Sinh);

Xem quan hệ sinh khắc lẫn nhau giữa can và chi của Trụ đó;

Cuối cùng, dựa vào sinh khắc, chế hoá của các Trụ khác đối với nó để quyết định tăng giảm độ mạnh yếu đó.

Con người có sinh ra, lớn lên, già, chết, nên người ta thường so sánh sự phân bố Tứ Trụ

 

Người xưa có câu: “Thất phân mệnh lý bất xuất môn, tam phân phong thủy tẩu thiên hạ”, có nghĩa là: Chỉ nắm được 70% mệnh lý học thì khó có thể ra ngoài đoán mệnh cho mọi người nhưng phong thủy học chỉ cần biết 30% là đã có thể tung hoành thiên hạ. Mệnh lý học và phong thủy học đều là học vấn phức tạp suy diễn từ Kinh dịch, tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?

“Uyên hải Tử Bình” - Tác phẩm mệnh lý nổi tiếng qua các thời đại

“Uyên hải Tử Bình” ra đời vào triều đại Tống, là tác phẩm mở đầu cho mệnh lý tứ trụ. Nó đặt nền móng vững chắc cho mệnh lý học đời sau, tuy trước khi sách này ra đời cũng đã có tác phẩm nổi tiếng có liên quan nhưng do còn chưa hoàn thiện, lý luận chưa rõ ràng, phương pháp chưa chuẩn xác nên phần lớn bị quên lãng. Cho đến nay khi nhắc đến mệnh lý tứ trụ, người ta thường đặt Uyên hải Tứ Bình trên địa vị chủ tôn của mệnh lý học. Nếu bạn mong muốn hiểu hơn về mệnh lý học mà lại bỏ qua cuốn sách này thì chắc chắn, bạn không thể hiểu được bản chất, gốc gác của mệnh lý học, không thể hiểu sự liên quan đến các tác phẩm mệnh lý nổi tiếng đời sau, không thể nắm bắt triệt để khung lý luận cơ bản của mệnh lý học, không thể phân biệt mức độ nặng nhẹ, thật giả giữa nhiều quan điểm hay trường phái khác nhau, không thể nhanh chóng bước chân vào cánh cổng của mệnh lý học.

Nhưng nếu để xét trên phương diện là tác phẩm lý luận hoàn thiện đầu tiên của một môn học vấn thì Uyên hải Tử Bình vẫn có điểm chưa hoàn thiện. Quyển sách này không phải là tác phẩm thuộc về một người, cũng không phải được hoàn thành và xuất bản thành một cuốn sách ở một thời kỳ. Bởi tuy gọi cuốn sách này là tác phẩm nổi tiếng của Từ Tử Bình nhưng không phải do đích thân ông viết, mà cho đến 300 năm sau khi ông mất thì Từ Đại Thăng mới thu thập thành quả luận mệnh của Quỷ Cốc Tử, Lạc Lục Tử, Từ Tử Bình để biên tập thành hai quyển “Uyên Hải” và “Uyên Nguyên”. Đến thời nhà Minh thì hai cuốn sách này mới được tái bản lại, hợp thành cuốn “Uyên hải Tử Bình”. Cuốn sách được Khâm thiên giám Lý Khâm thời Gia Tĩnh bổ sung, sang đến năm thứ 7 Sùng Trinh lại tiến hành sửa đổi. Đây là một trong những lý do khiến cho nội dung của cuốn sách không được đầy đủ, khiến Kỷ Hiểu Lam quyết định không đưa cuốn sách này vào Tứ khố toàn thư và trong Cổ kim đồ thư tập thành cũng không đề cập tới.

Tuy nhiên không thể phủ nhận, các thuật số như tứ trụ học đều huyền bí, sâu xa, lý luận cơ bản khó để chứng minh, không thể nghiệm chứng lại. Bởi vậy khi nghiên cứu, chúng ta cần giữ cho mình một tinh thần thực sự cầu thị, loại bỏ cái chưa đúng và giữ lại những cái đúng.

Để người đọc dễ hiểu hơn về tứ trụ học thì ngoài hình thức đối chiếu đồ giải, nguyên văn và thích nghĩa thì cuốn sách còn có thêm phân tích bát tự của 20 ngôi sao và 20 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử để từ đó, người đọc có cái nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn qua những phân tích thực tiễn. 

 

Kết

Phong Thủy là một bộ môn khoa học vô cùng thú vị, và những nền tảng ban đầu của phong thủy đều dựa trên khoa học và cuộc sống mà thành. Chắc chắn, “Uyên hải Tử Bình” sẽ là một trong những cuốn sách gối đầu của bạn nếu bạn mong muốn hiểu hơn về phong thủy nhé!

Để đặt mua cuốn sách tuyệt vời này, quý độc giả vui lòng nhấn vào ĐÂY hoặc gọi về số hotline 19002292 để được đội ngũ Trợ lý hỗ trợ đặt sách nhé!

Thầy Tam Nguyên

Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
Tags:
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ